Kim chi nha

AI, Ghibli và sự phẫn nộ từ đạo diễn One Piece và các nhà nghệ thuật: Liệu mình có đang sáng tạo tự do hay đang “giẫm lên” di sản nghệ thuật?

1
bngoc_022
2025.04.11 Thích 0 Lượt xem 33 Bình luận 2

Gần đây, mình tình cờ lướt thấy một bài đăng của đạo diễn Megumi Ishitani người từng tham gia đạo diễn cho One Piece bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nhiều người dùng AI để tạo hình ảnh theo phong cách Ghibli. Câu nói "Dám làm bẩn Ghibli? Tôi sẽ không tha thứ!" không chỉ là một lời phản đối, mà còn là tiếng nói đại diện cho một bộ phận những người làm nghệ thuật truyền thống đang cảm thấy bị đe dọa bởi làn sóng công nghệ AI ngày càng xâm lấn. 

Thật trùng hợp là cách đây vài năm, Miyazaki Hayao, huyền thoại đứng sau Ghibli, cũng từng nói về AI như một “sự xúc phạm đối với cuộc sống”. Với ông, hoạt hình không chỉ là vẽ ra hình ảnh, đó là tinh thần, là cảm xúc, là từng đường nét do bàn tay con người tạo nên. Nghe vậy, mình vừa nể phục, vừa… lúng túng. Mình là người trẻ. Mình cũng từng dùng AI để tạo ra những hình ảnh lung linh, thậm chí từng biến chính mình thành nhân vật hoạt hình trong một thế giới mộng mơ. Nhưng đọc những lời này, mình buộc phải tự hỏi: “Liệu mình có đang vô tình xúc phạm đến giá trị mà người khác đã dành cả đời để xây dựng không?”

Không thể phủ nhận AI mang lại cơ hội trải nghiệm nghệ thuật cho rất nhiều người. Mình vẽ tay rất xấu thì lần này với AI vẫn có thể tạo ra một bức tranh đẹp. Mình edit video rất dở thì AI có thể tạo nên thế giới kỳ ảo chỉ trong vài phút…. đúng thât, chúng đã  khiến nghệ thuật trở nên “dễ chạm” hơn bao giờ hết. Nhưng chính chỗ “dễ” ấy lại khiến nhiều người trong ngành cảm thấy tổn thương. Giống như đạo diễn Henry Thurlow từng nói, việc gọi AI là “sự dân chủ hóa nghệ thuật” là ngụy biện. Nghệ thuật đòi hỏi thời gian, kỹ năng, cảm xúc. Bạn không thể trở thành vận động viên Olympic chỉ bằng cách đi bộ trong công viên. Và cũng như vậy, không ai trở thành một đạo diễn Ghibli chỉ bằng vài dòng lệnh.

 

Mình đã suy nghĩ khá lâu về vấn đề này và tìm hiểu sâu hơn, bản thân mình đưa ra quan điểm như sau: Nếu bạn chỉ tạo hình ảnh AI Ghibli cho vui, để đăng mạng xã hội, có lẽ không ai phàn nàn. Nhưng khi bạn thương mại hóa nó, dùng làm sản phẩm, gắn logo Ghibli, bán như “một phong cách”, thì câu chuyện đã rẽ sang hướng khác. Nó liên quan đến sự vi phạm bản quyền, thương hiệu và tôn trọng cá nhân sáng tạo. Việc này không chỉ đang xảy ra ở Ghibli. Nó đang xảy ra với Van Gogh, với Studio Pierrot, với Pixar, với hàng ngàn nghệ sĩ độc lập trên Behance, ArtStation, những người thấy tác phẩm mình bị AI “học” rồi tái hiện lại mà chẳng cần xin phép hay ghi nhận.

 

Xin phép đính chính là mình không bài xích AI. Ngược lại, mình nghĩ AI có thể là công cụ hỗ trợ tuyệt vời nếu ta sử dụng đúng cách, có nhận thức và có trách nhiệm. Tạo một hình ảnh đẹp bằng AI không sai. Nhưng gắn mác Ghibli, gán chất thơ của Miyazaki lên một sản phẩm do máy móc tạo ra, và gọi đó là “cống hiến cho nghệ thuật” thì quả thật cần xem lại. Chúng ta có thể yêu nghệ thuật Ghibli bằng cách học hỏi tinh thần nhân văn trong từng câu chuyện, từng khung hình vẽ tay. Nhưng nếu chỉ sao chép phong cách mà bỏ qua cảm xúc, triết lý sống và công sức tạo nên nó thì đó chẳng còn là sự ngưỡng mộ, mà là một sự rút ngắn thiếu suy nghĩ.

 

Bạn nghĩ sao? Mình rất muốn nghe góc nhìn của các bạn, những người cũng đang sống trong giai đoạn mà “cảm xúc” và “công nghệ” va chạm vào nhau mỗi ngày.

Bình luận 2


Mình cũng hông ưa cái trào lưu này, nhưng vô tình thấy vài hình ảnh trên mạng khá là cảm động khi được vẻ theo style Ghibli!!

Nếu ai chưa biết thì đạo diễn Hayao Miyazaki - chủ hãng phim Ghibli không ưa AI =))) ko biết ổng thấy sao khi gặp trend này :))
/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tám chuyện

Bắt đầu ngày mới với lời chào đầy năng lượng!

M
Ocap
Lượt xem 585
Thích 0
2024.11.01
Bắt đầu ngày mới với lời chào đầy năng lượng!

Thật nản lòng khi sống ở Hàn Quốc với tư cách là một kiều bào (người gốc Hàn)

M
Ocap
Lượt xem 503
Thích 0
2024.11.01
Thật nản lòng khi sống ở Hàn Quốc với tư cách là một kiều bào (người gốc Hàn)

Luôn bị đối xử tệ như là bị lớn tiếng, bắt nạt hay đối xử bất công?

M
Ocap
Lượt xem 423
Thích 0
2024.10.30
Luôn bị đối xử tệ như là bị lớn tiếng, bắt nạt hay đối xử bất công?

Bức ảnh hài hước về cảnh sát Hàn Quốc đang rượt đuổi một người say rượu

M
Ocap
Lượt xem 619
Thích 0
2024.10.29
Bức ảnh hài hước về cảnh sát Hàn Quốc đang rượt đuổi một người say rượu

MUỐN TRẢ ĐŨA AI ĐÓ...TỐT NHẤT LÀ NÊN IM LẶNG

M
Ocap
Lượt xem 596
Thích 0
2024.10.25
MUỐN TRẢ ĐŨA AI ĐÓ...TỐT NHẤT LÀ NÊN IM LẶNG

Vì họ vẫn ghét Hàn Quốc...

M
Ocap
Lượt xem 1221
Thích 0
2024.09.30
Vì họ vẫn ghét Hàn Quốc...

Một ngày không muốn đi làm thì làm gì

M
Ocap
Lượt xem 588
Thích 0
2024.09.26
Một ngày không muốn đi làm thì làm gì

LÀM VIỆC TỚI KHUYA

M
Ocap
Lượt xem 556
Thích 0
2024.09.25
LÀM VIỆC TỚI KHUYA

Góc phố tại khu vực trường Konkuk

M
Ocap
Lượt xem 626
Thích 0
2024.09.24
Góc phố tại khu vực trường Konkuk

Vào Nike thực tập sau 32 năm lên chức CEO

M
Ocap
Lượt xem 576
Thích 0
2024.09.22
Vào Nike thực tập sau 32 năm lên chức CEO

3 Cấp độ của sự sợ hãi, nỗi sợ của bạn nằm ở đâu?

M
Ocap
Lượt xem 896
Thích 0
2024.09.17
3 Cấp độ của sự sợ hãi, nỗi sợ của bạn nằm ở đâu?

"EM HÃY NÓI VỀ CÔNG VIỆC CŨ CỦA EM ĐI"

M
Ocap
Lượt xem 553
Thích 0
2024.09.17
"EM HÃY NÓI VỀ CÔNG VIỆC CŨ CỦA EM ĐI"

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

M
Ocap
Lượt xem 636
Thích 0
2024.09.04
VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?

M
Ocap
Lượt xem 656
Thích 0
2024.09.02
4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?

Vì sao lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi?

M
Ocap
Lượt xem 484
Thích 0
2024.09.02
Vì sao lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi?
20 21 22 23 24