Hồi đó làm gì có trầm cảm

#1. Câu chuyện hồi nhỏ nghe về người có cái bánh treo trên cổ mà vẫn chết đói, chính là một ví dụ rất điển hình cho tình trạng trầm cảm nặng đến mức cực độ: tâm trạng vô cùng u uất, không còn hứng thú hay cảm giác vui vẻ, không thể giao tiếp bình thường, suy giảm khả năng nhận thức, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã, hệ tiêu hoá cũng hoạt động kém.
#2. Nói thật, mỗi lần đọc tiểu thuyết cổ đại, mình cảm thấy người xưa bị trầm cảm nặng thật sự. Đặc biệt là mấy thiếu gia tiểu thư nhà quyền quý, chỉ cần gặp chút chuyện tình cảm không như ý, hay bị ấm ức gì đó, liền nhắm mắt nằm trên giường không ăn không uống, nằm vài tháng là mất. Hồi nhỏ mình không hiểu nổi: Sao mà chết dễ vậy? Sao không đứng dậy đi giành lại người mình yêu? Sao không đứng lên đuổi kẻ xấu đi? Sau này lớn lên mới hiểu, họ chết vì một “căn bệnh” — mà chính là gốc rễ của trầm cảm: đó là chế độ phong kiến. So với thế giới hiện đại tự do cởi mở, thì con người thời xưa thật sự quá dễ bị bóp nghẹt. Trong cái hoàn cảnh đó, ai có thể sống mà giữ được sự tỉnh táo không phát đi*n, mình thấy đã là điều rất đáng nể rồi.
#3. Không có trầm cảm á? Vậy những người từng “uất ức mà chết”, “phiền muộn rồi mất”, “vì lo lắng mà qua đời”, “buồn rầu lìa trần”, “sầu muộn mà ra đi”, “u uất không vui rồi mất”, “vì trầm uất mà lìa xa cõi tạm”… xin được lên tiếng phản đối mạnh mẽ! Người xưa cũng có trầm cảm chứ, chỉ là không có cái tên khoa học hiện đại để gọi mà thôi.
#4. Người hiện đại: Cúm.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Bệnh dịch hạch.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Kiết lị.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Sốt rét.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Tả.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Thương hàn.
Người xưa: Đại dịch.
Hồi xưa không có phân loại bệnh tật rõ ràng, cái gì lây, phát sốt, chết nhiều người là… “đại dịch” hết!
#5. Thật ra, người hiện đại cũng đâu có trầm cảm. Toàn là “Tại lười học đấy thôi”, “Chơi điện thoại nhiều quá mà ra nông nỗi”, “Nghĩ linh tinh vớ vẩn", “Nghĩ thoáng ra là được”...
#6. Bây giờ trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hưng cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực… đều có tên gọi và phân loại rõ ràng. Ngày xưa, tất cả những bệnh này đều được gọi chung là: kẻ điên.
#7. Vì sao thời cổ đại tỷ lệ tai nạn máy bay bằng 0?
#8. Chỉ cần chết sớm, con người có thể tránh được rất nhiều bệnh tật. Chỉ cần tỷ lệ hiểu biết thấp, con người có thể bỏ qua rất rất nhiều các vấn đề.
Bình luận 0

Tám chuyện
5 phim Hàn về đề tài Y Khoa không thể bỏ lỡ: Cảm xúc vỡ oà giữa phút giây gấp gáp và tình người ấm áp

Khi Suzy cũng bị tổn thương bởi người từng gọi là bạn và bài học đắt giá về sự tin tưởng trong showbiz

Hãy Thật Sự Cẩn trọng Với Đồ Ăn Giao Hàng Tận Nơi, Đặc Biệt Là Trong Mùa Xuân

Mình cũng từng thích trend “Ghibli Style” khi dùng ChatGPT… cho đến khi nhận ra điều này

Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ: Khi yêu thương mù quáng lại khiến con mất đi các kĩ năng xã hội

[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
![[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt](/upload/bd7556de6c4447b786de3cd7587ffd78.webp?thumbnail)
[SOI PHIM] Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3
![[SOI PHIM] Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3](/upload/1b32a07be1034f1d953e68dd82741390.webp?thumbnail)
Trượt ván, không trượt đời!

Đừng có nói “Con nít mà, nó có biết gì đâu”?

Khi mình nhận ra... mình đã luôn được bao bọc bởi sự đủ đầy

Có tips nào để có thể năng suất được như người Hàn hay không?

Nền giáo dục Hàn Quốc: Bí quyết thành công hay công thức kiệt sức?

Trong tự nhiên, các đám cháy rừng theo chu kỳ là... cần thiết.

Niềm vui nhất thời hay vết xước bản quyền?

Đừng cố gắng làm bạn với sếp
