Jeju – “thiên đường du lịch” đang tự đánh mất chính mình?
Trong nhiều năm, đảo Jeju từng được mệnh danh là “Hawaii của Hàn Quốc” – một biểu tượng du lịch quốc dân, nơi người Hàn có thể tận hưởng biển xanh, không khí trong lành và cảnh sắc tuyệt đẹp mà không cần xuất ngoại. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, vị thế ấy đang dần lung lay. Những dòng bình luận như “Tiền đi Jeju đủ đi Nhật” giờ không còn là câu đùa vui trên mạng xã hội mà đã trở thành sự thật được xác nhận qua số liệu thống kê.

Du khách Hàn đang rời bỏ Jeju
Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, trong quý I năm nay, tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc cho các chuyến du lịch nội địa là 9,0939 nghìn tỷ won – giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Jeju ghi nhận mức giảm mạnh nhất: chỉ còn 1.754 tỷ won, giảm tới 411 tỷ won, tương đương 19% so với năm ngoái.
Không chỉ dừng ở con số chi tiêu, lượng khách du lịch nội địa đến Jeju cũng sụt giảm liên tục trong 3 năm gần đây:
Năm 2022: 13,8 triệu lượt
Năm 2023: 12,66 triệu lượt
Năm 2024: 11,86 triệu lượt
Người dân đang thực sự “rút chân” khỏi Jeju – không chỉ vì chi phí, mà còn bởi niềm tin du lịch đang bị bào mòn dần.
Giá cả đắt đỏ và hình ảnh đảo thiên đường bị xói mòn
Thực tế, những lời than phiền về giá cả du lịch tại Jeju không còn là điều mới mẻ. Từ bát mì lạnh giá "trên trời", taxi “hét giá” cho khách lạ, cho đến gần đây là vụ việc một phần lòng heo (순대) 6 miếng bị bán với giá 25.000 won – liên tiếp những lùm xùm về giá cả bất hợp lý đã khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi: Jeju có thực sự còn là điểm đến thân thiện?

Nhiều người chọn du lịch trong nước bởi kỳ vọng vào sự thuận tiện, chi phí hợp lý, và sự yên tâm về trải nghiệm. Nhưng một khi “du lịch trong nước còn tốn hơn đi Nhật” thì không khó hiểu vì sao người Hàn đang dần hướng ra nước ngoài.
Thêm vào đó, không thể không nhắc đến những vấn đề xã hội âm ỉ tồn tại trên đảo Jeju: từ tình trạng phạm pháp liên quan đến người nước ngoài cho đến việc chưa có giải pháp rõ ràng để ổn định chất lượng dịch vụ du lịch.
Nếu những điều này không được cải thiện, danh xưng “thiên đường du lịch” chỉ còn mang tính hoài niệm. Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc lại tăng tốc Song song với sự sụt giảm du lịch trong nước, lượng khách Hàn đi du lịch nước ngoài lại tăng vọt.
Trong hai tháng đầu năm 2025, hơn 5,59 triệu người Hàn đã xuất ngoại, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền chi tiêu ở nước ngoài cũng tăng tới 7,6%. Đáng nói, các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, đưa ra các chính sách miễn hoặc nới lỏng visa, mở rộng các gói du lịch giá rẻ, giúp du khách Hàn Quốc cảm thấy “đáng tiền hơn” khi lựa chọn điểm đến ngoài biên giới.
Bài toán không nằm ở nghỉ lễ
Chính phủ Hàn Quốc từng hy vọng các kỳ nghỉ dài như kỳ nghỉ lễ đầu tháng 5 sẽ kích thích tiêu dùng trong nước. Nhưng thực tế cho thấy, khi không có chính sách ưu đãi rõ ràng, các kỳ nghỉ lại càng tạo điều kiện cho người dân… đi nước ngoài nhiều hơn.

Một chuyên gia ngành du lịch nhận định: “Nếu kỳ nghỉ kéo dài quá 3 ngày mà không có lý do hấp dẫn giữ chân du khách trong nước, thì việc họ chọn đi Nhật hay Trung Quốc – nơi có chi phí tương đương hoặc rẻ hơn – là điều dễ hiểu.” Đã đến lúc Jeju nhìn lại chính mình Jeju không thể mãi sống dựa vào danh tiếng quá khứ.
Trong một thị trường du lịch ngày càng cạnh tranh, một hòn đảo xinh đẹp thôi là chưa đủ. Cần có sự thay đổi từ chính sách giá, chất lượng dịch vụ, cho đến kiểm soát vấn đề an ninh du lịch, để lấy lại niềm tin của du khách nội địa những người từng xem Jeju là “giấc mơ cuối tuần”. Nếu không, ngày càng nhiều người sẽ lặp lại câu nói tưởng như đùa mà nay đã thành sự thật: "Đi Nhật còn rẻ hơn ra Jeju."
Bình luận 0

Văn hóa
San bằng phố đèn đỏ, chôn vùi luôn một thế hệ phụ nữ từng bị bỏ lại

Câu chuyện cảm động của vị Hồng y Hàn Quốc

Jeju – “thiên đường du lịch” đang tự đánh mất chính mình?

🔥 Góc khuất phân biệt giới tính trong thế giới game tại Hàn

Nhật Bản nhập gạo Hàn: Người thì khen ngon, kẻ lại chê

Cuộc chiến khốc liệt trong thị trường mỹ phẩm giá rẻ Hàn Quốc

Khi Nỗi Đau Cá Nhân Thành Tiếng Nói Của Một Xã Hội

Đây Là Lý Do "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" Khiến Ai Cũng Lụy!

"Chỉ là tinh tế, không nghiêm trọng": Khi người Hàn đánh giá thấp nạn phân biệt chủng tộc

Lý do người Hàn Quốc không thích "chuyện phiếm"

Tâm linh trở thành xu hướng: Vì sao thế hệ trẻ Hàn Quốc lại thích Phật giáo

Các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài sẽ tập trung vào văn hóa truyền thống

Đền Jongmyo mở cửa lại chính điện với sự trở lại của các bia thờ tổ tiên sau khi tu sửa

"Nền kinh tế cô đơn" nổi lên khi ngày càng nhiều người Hàn sống một mình

Các chương trình mai mối địa phương trở lại dù từng vấp phải phản ứng dữ dội.
