Hồi đó làm gì có trầm cảm

#1. Câu chuyện hồi nhỏ nghe về người có cái bánh treo trên cổ mà vẫn chết đói, chính là một ví dụ rất điển hình cho tình trạng trầm cảm nặng đến mức cực độ: tâm trạng vô cùng u uất, không còn hứng thú hay cảm giác vui vẻ, không thể giao tiếp bình thường, suy giảm khả năng nhận thức, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã, hệ tiêu hoá cũng hoạt động kém.
#2. Nói thật, mỗi lần đọc tiểu thuyết cổ đại, mình cảm thấy người xưa bị trầm cảm nặng thật sự. Đặc biệt là mấy thiếu gia tiểu thư nhà quyền quý, chỉ cần gặp chút chuyện tình cảm không như ý, hay bị ấm ức gì đó, liền nhắm mắt nằm trên giường không ăn không uống, nằm vài tháng là mất. Hồi nhỏ mình không hiểu nổi: Sao mà chết dễ vậy? Sao không đứng dậy đi giành lại người mình yêu? Sao không đứng lên đuổi kẻ xấu đi? Sau này lớn lên mới hiểu, họ chết vì một “căn bệnh” — mà chính là gốc rễ của trầm cảm: đó là chế độ phong kiến. So với thế giới hiện đại tự do cởi mở, thì con người thời xưa thật sự quá dễ bị bóp nghẹt. Trong cái hoàn cảnh đó, ai có thể sống mà giữ được sự tỉnh táo không phát đi*n, mình thấy đã là điều rất đáng nể rồi.
#3. Không có trầm cảm á? Vậy những người từng “uất ức mà chết”, “phiền muộn rồi mất”, “vì lo lắng mà qua đời”, “buồn rầu lìa trần”, “sầu muộn mà ra đi”, “u uất không vui rồi mất”, “vì trầm uất mà lìa xa cõi tạm”… xin được lên tiếng phản đối mạnh mẽ! Người xưa cũng có trầm cảm chứ, chỉ là không có cái tên khoa học hiện đại để gọi mà thôi.
#4. Người hiện đại: Cúm.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Bệnh dịch hạch.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Kiết lị.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Sốt rét.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Tả.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Thương hàn.
Người xưa: Đại dịch.
Hồi xưa không có phân loại bệnh tật rõ ràng, cái gì lây, phát sốt, chết nhiều người là… “đại dịch” hết!
#5. Thật ra, người hiện đại cũng đâu có trầm cảm. Toàn là “Tại lười học đấy thôi”, “Chơi điện thoại nhiều quá mà ra nông nỗi”, “Nghĩ linh tinh vớ vẩn", “Nghĩ thoáng ra là được”...
#6. Bây giờ trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hưng cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực… đều có tên gọi và phân loại rõ ràng. Ngày xưa, tất cả những bệnh này đều được gọi chung là: kẻ điên.
#7. Vì sao thời cổ đại tỷ lệ tai nạn máy bay bằng 0?
#8. Chỉ cần chết sớm, con người có thể tránh được rất nhiều bệnh tật. Chỉ cần tỷ lệ hiểu biết thấp, con người có thể bỏ qua rất rất nhiều các vấn đề.
Bình luận 0

Tám chuyện
Làn sóng Hàn Quốc "xâm chiếm" toàn cầu: Kế Hoạch Cao Tay Hay Chỉ Là Ăn May?

Những Mâu Thuẫn Ngầm Giữa Ba Cường Quốc Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Pizza phong cách Hàn: Phá cách hay phá vị?

Hàn Quốc nếu Yoon Suk Yeol không rời ghế tổng thống: Kịch bản nào sẽ xảy ra

Tôi đi Hàn Quốc một mình: Những nụ cười bị bỏ qua và lời chào không ai đáp

9X: Một thế hệ cõng cha mẹ, gánh con cái, đua sự nghiệp NHƯNG và vẫn là thế hệ biết cách hạnh phúc

Người Hàn thích FLEX STRESS như thế nào?

Cười Ra Nước Mắt Với Cách Phiên Âm Tên Sang Tiếng Hàn

[CHÙM ẢNH] Ningning (Aespa) gây sốt toàn cõi mạng với visual ấn tượng ở concert tại Seoul tuần qua
![[CHÙM ẢNH] Ningning (Aespa) gây sốt toàn cõi mạng với visual ấn tượng ở concert tại Seoul tuần qua](/upload/744fb4ad336d49aea724390ace7364bb.webp?thumbnail)
Những “em bé bốn chân” trong xe đẩy: Góc nhìn về văn hóa yêu thú cưng ở Hàn Quốc

Người Việt Sang Hàn Uống Rượu – Dễ Ẹc Hay Không?

Ngẫm phim: Nhật ký tự do của tôi (My liberation notes)

Mượn son nơi công sở: Vui thôi đừng vui quá

Nhan sắc "gây sốc" của tình đầu quốc dân Suzy khiến minh tinh Hollywood ngỡ ngàng

Không phải ai sống ở nước ngoài cũng đổi đời - định kiến khó đổi bao đời nay đã "làm khổ" bao cuộc đời khác
