Kim chi nha

3 địa điểm khám phá lịch sử của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919

1
aimeeya
2024.03.01 Thích 0 Lượt xem 926 Bình luận 0

Hôm nay, ngày 1/3 cũng là ngày kỷ niệm 105 năm ngày Samiljeol - ngày quốc khánh Hàn Quốc kỷ niệm Phong trào kháng Nhật (1/3/1919), buổi lễ kỷ niệm “Seodaemun, tiếng hò hét vào năm 1919” đã được tổ chức tại Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, và những người tham gia đã chụp ảnh kỷ niệm trước Cổng Độc lập, quận Seodaemun-gu, Seoul.

Ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Samiljeol) là một ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với toàn bộ người dân Hàn Quốc. Vào ngày này, dân tộc Hàn đã tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập, và triển khai một phong trào vận động cả nước đứng lên chung tay chống lại thực dân Nhật Bản, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Tinh thần của phong trào này nhanh chóng lan rộng trên toàn quốc, khởi nguồn cho các phong trào trên thế giới sau này. Góp phần lớn trong việc truyền tải ý chí độc lập của Hàn Quốc, đồng thời hình thành nên dư luận và nhận được sự ủng hộ trên trường quốc tế. Đặc biệt, là một phong trào bất bạo động, Phong trào kháng Nhật diễn ra vào ngày 1/3/1919 đã trở thành “nguồn cảm hứng” của các phong trào độc lập mang tính hòa bình, chẳng hạn như: Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (năm 1919), và Phong trào bất bạo động của Mahatma Gandhi (năm 1930).

Để kỷ niệm ngày bùng nổ Phong trào kháng Nhật, Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã chỉ định ngày 1/3 mỗi năm là ngày Quốc khánh với tên “Ngày tuyên bố Tuyên ngôn Độc lập”. Theo đó, ngày 1/3 hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc đều tổ chức lễ kỷ niệm chính thức dành cho những anh hùng liệt sĩ, hy sinh vì đất nước và gia quyến của họ, đồng thời chính quyền các địa phương cũng tổ chức sự kiện tái hiện Phong trào kháng Nhật lúc bấy giờ theo khu vực.

Đánh dấu kỷ niệm 105 năm ngày Samiljeol, dựa theo gợi ý của giảng viên lịch sử Choi Tae-sung, và giáo sư Khoa học lịch sử của trường Đại học Sogang ông Jeong Il-young, Korea.net giới thiệu 3 địa điểm lịch sử mà du khách có thể khám phá lịch sử liên quan đến Phong trào kháng Nhật 1/3.
 

1. Công viên Tapgol

Công viên Tapgol nằm ở quận Jongno-gu, thủ đô Seoul. (Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc)

Nằm ở quận Jongno-gu, thủ đô Seoul, công viên Tapgol là công viên đầu tiên được xây dựng trong trung tâm thành phố, và cũng là nơi bùng nổ Phong trào kháng Nhật vào năm 1919, trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Tiều Tiên.

Lúc 14h00 ngày 1 tháng 3 năm 1919, hàng nghìn sinh viên và cư dân đã tụ tập về công viên Tapgol, và chờ 33 đại diện dân tộc để cùng nhau công bố bản Tuyên ngôn Độc lập. Tuy nhiên, để tránh tai mắt của lực lượng đế quốc Nhật, 33 đại diện dân tộc đã không đến công viên và đọc Tuyên ngôn Độc lập ở một nhà hàng có tên “Taehwagwan”.

Mặc dù đã quá giờ hẹn nhưng các đại diện dân tộc vẫn không xuất hiện, nên một học sinh đã mạnh dạn bước lên vọng gác bát giác Palgakjeong, và bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó rất nhiều người dân đã cùng nhau đổ ra đường phố Jongno rồi hét vang câu “Đại Hàn Dân Quốc vạn tuế”. Có thể nói, đây là khoảnh khắc báo hiệu cho sự khởi đầu của một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Hàn.

“Buổi lễ công bố Tuyên ngôn Độc lập ở công viên Tapgol có ý nghĩa quan trọng, vì các học sinh và cư dân đã trở thành trung tâm của sự kiện. Và công viên này là nơi bắt đầu cất tiếng kêu đòi lại độc lập được lan rộng từ Seoul ra toàn quốc, đến nước ngoài”, theo giảng viên lịch sử ông Choi Tae-sung.

Du khách đến công viên Tapgol có thể theo dõi những dấu vết của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 thông qua Đài tưởng niệm phong trào độc lập, tường bích họ,a và bức tượng của Uiam Son Byong-hi, người dẫn đầu việc ra Tuyên ngôn Độc lập với tư cách là một thành viên trong 33 đại diện dân tộc.

 

2. Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun

Mở cửa vào năm 1908, nhà tù Seodaemun đã được xây dựng bởi đế quốc thực dân Nhật Bản để xâm lược Hàn Quốc một cách quy mô, đàn áp những hoạt động chống lại ách thống trị của thực dân Nhật.

Cho đến khi Hàn Quốc giành được độc lập vào năm 1945, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng như Kim Gu (1876-1949), Kang Woo-kyu (1855-1920), Yu Gwan-sun (1902-1920) đã bị giam giữ tại nhà tù Seodaemun và bị tra tấn dã man.

Thậm chí, ngay khi ở trong ngục tù, nữ liệt sĩ Yu Gwan-sun đã dẫn đầu việc triển khai một phong trào vào năm 1920 nhân dịp kỷ niệm 1 năm bùng nổ Phong trào kháng Nhật 1/3/1919, thể hiện ý chí mạnh mẽ hướng tới độc lập của Tổ quốc. Không đợi được đến ngày được trả tự do, vào ngày 28/9 cùng năm, tức 2 ngày trước khi mãn tù, cô đã ra đi mãi mãi.

Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun là một cơ sở được xây dựng nhằm khôi phục nhà tù Seodaemun chứa đựng lịch sử đau thương của dân tộc Hàn. Những cơ sở trước đây như nhà hàng, cơ sở thể thao và phòng giam nữ bị phá bỏ khi chuyển nhà tù Seodaemun đến thành phố Uiwang (tỉnh Gyeonggid-do) vào năm 1987, đã được khôi phục ở hội trường này một cách sinh động. Bên cạnh đó, ở đây cũng có một không gian cho phép khách tham quan trải nghiệm cuộc sống trong tù của các nhà hoạt động độc lập.

Vào ngày 1/3 hàng năm, một buổi lễ kỷ niệm “Seodaemun, tiếng hò hét vào năm 1919” diễn ra ở Hội trường lịch sử nhà tù Seodaemun, và Cổng Độc lập để tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những anh hùng liệt sĩ.

 

3. Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri

Đài tưởng niệm tử đạo Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 được lắp đặt tại khu đất của nhà thờ Jeam, nơi xảy ra vụ thảm sát thường dân thị trấn Jeam-ri và Goju-ri vào ngày 15/4/1919. (Ảnh: Trang web Local N culture)

Thị trấn Jeam-ri ở thành phố Hwaseong (tỉnh Gyeonggi-do) là nơi đế quốc Nhật Bản đã tiến hành cuộc đàn áp và thảm sát một cách dã mãn các nhà hoạt động độc lập, sau khi Phong trào kháng Nhật ngày 1/3 được khởi xướng, và được lan truyền rộng rãi trên khắp cả nước Hàn Quốc.

Phong trào kháng Nhật vào ngày 1/3/1919 không phải được triển khai chỉ trong vòng một ngày, mà đã nhanh chóng lan rộng đến Nhật Bản cũng như vùng Primorsky. Trong bối cảnh đó, thực dân Nhật Bản đã bắt đầu huy động cảnh sát quân sự và lực lượng quân đội để Hàn Quốc không thể thực hiện những hoạt động giành lại độc lập, và đáng tiếc vụ thảm sát thương tâm tại thị trấn Jeam-ri và Goju-ri xảy ra trong cùng khoảng thời gian đã cướp đi sinh mạng của những dân thường vô tội.

Ngày 15/4/1919, lực lượng quân đội Nhật Bản đã bắt 20 tin đồ Thiên Đạo giáo và Kitô giáo tụ đưa đến một nhà thờ nằm ở thị trấn Jeam-ri. Sau đó, lính Nhật đã đóng hết cửa ra vào và cửa sổ, và bắt đầu dùng súng gươm để thảm sát các tin đồ, rồi phóng hỏa đốt nhà thờ. Thậm chí, đối với những người chạy trốn khỏi đám cháy hay bước ra đường rồi bỏ chạy cũng bị các bắt hoặc dùng gươm đâm cho đến chết.

Sau đó, một đài tưởng niệm tử đạo được xây dựng tại khu đất của nhà thờ bị cháy và được chỉ định là “Khu di tích tử đạo của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919 tại thị trấn Jeam-ri”. Ở gần khu di tích này, có một viện bảo tàng về phong trào kháng Nhật diễn ra tại thị trấn Jeam-ri, và nó đã đón khách tham quan đến tháng 4 năm 2023 với nhiều dữ liệu liên quan được thu thập ở cả trong và ngoài nước.

Dự kiến, viện bảo tàng này sẽ mở cửa lại với tên “Viện bảo tàng Phong trào độc lập thành phố Hwaseong” vào tháng 4 năm nay, sau khi tu sửa khu di tích và xây dựng thêm các cơ sở mới.

[email protected]

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tin tức

Đăng Ký Tham Gia "Hội Nghị Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Toàn Thế Giới Lần Thứ 4 Và Diễn Đàn Trí Thức Và Chuyên Gia Việt Nam Ở Nước Ngoài

1
kimkim
Lượt xem 561
Thích 0
2024.04.25

Giới trẻ Hàn Quốc đổ xô mua vàng mini khi giá tăng

1
klyhoang
Lượt xem 799
Thích 0
2024.04.25
Giới trẻ Hàn Quốc đổ xô mua vàng mini khi giá tăng

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên

1
klyhoang
Lượt xem 653
Thích 0
2024.04.24
Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên

Hàn Quốc xem xét tặng 1,9 tỷ đồng tiền mặt cho mỗi trẻ mới sinh

1
klyhoang
Lượt xem 828
Thích 0
2024.04.24
Hàn Quốc xem xét tặng 1,9 tỷ đồng tiền mặt cho mỗi trẻ mới sinh

Người trẻ Hàn Quốc cắt giảm chi tiêu vì lạm phát

1
klyhoang
Lượt xem 982
Thích 0
2024.04.24
Người trẻ Hàn Quốc cắt giảm chi tiêu vì lạm phát

Ra mắt 7 sản phẩm du lịch độc đáo về làn sóng văn hóa Hallyu

1
klyhoang
Lượt xem 733
Thích 0
2024.04.23
Ra mắt 7 sản phẩm du lịch độc đáo về làn sóng văn hóa Hallyu

Lễ hội 'người lớn' tại Hàn Quốc bị tẩy chay

1
klyhoang
Lượt xem 834
Thích 0
2024.04.23
Lễ hội 'người lớn' tại Hàn Quốc bị tẩy chay

김 - món rong biển tẩm gia vị, đồ ăn quốc dân ở Hàn Quốc cũng không tránh khỏi cơn bão lạm phát.

1
kimkim
Lượt xem 1037
Thích 0
2024.04.18

Billboard phiên bản Hàn Quốc mang tên “Billboard K” sẽ được ra mắt vào tháng 6

1
kimkim
Lượt xem 510
Thích 0
2024.04.17

Triển khai đợt truy quét liên ngành đầu tiên trong năm 2024 với người nước ngoài cư trú trái phép tại Hàn Quốc

1
kimkim
Lượt xem 613
Thích 0
2024.04.16

Coupang Tăng Giá

1
kimkim
Lượt xem 855
Thích 0
2024.04.15
Coupang Tăng Giá

Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về lượt khách tham quan

1
aimeeya
Lượt xem 646
Thích 0
2024.04.14
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đứng thứ 6 trên thế giới về lượt khách tham quan

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DI SẢN HÀN QUỐC LẦN THỨ 2 - 2024

1
klyhoang
Lượt xem 669
Thích 0
2024.04.11
THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DI SẢN HÀN QUỐC LẦN THỨ 2 - 2024

Những câu hỏi chính liên quan đến chương trình “khởi nghiệp lĩnh vực F&B của 청년다방”

M
Ocap
Lượt xem 1194
Thích 0
2024.04.11
Những câu hỏi chính liên quan đến chương trình “khởi nghiệp lĩnh vực F&B của 청년다방”

Thủ tướng Hàn Quốc đệ đơn từ chức

1
kimkim
Lượt xem 646
Thích 0
2024.04.11
Thủ tướng Hàn Quốc đệ đơn từ chức
41 42 43 44 45