Cái Giá Của Việc Muốn Sống Ở Seoul
Có một sự thật trớ trêu đang len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ Seoul: không phải vì họ không có việc làm, mà vì họ không đủ sức để thuê một chỗ ở gần nơi làm việc. Tại một trong những thành phố được xem là biểu tượng phát triển châu Á, ngày càng nhiều người trẻ rơi vào trạng thái “working poor” làm việc toàn thời gian nhưng vẫn sống chật vật. Và gốc rễ không chỉ là mức lương mà là cái giá phải trả để có được một mái nhà.

Khi bạn tiêu hơn 30% thu nhập hàng tháng chỉ để giữ được chỗ ngủ, mọi thứ còn lại tiết kiệm, sức khỏe, kế hoạch dài hạn đều trở thành điều xa xỉ.
Một nhân viên văn phòng 29 tuổi ở Yongsan đã phải “đấu trí” với chủ nhà để thương lượng giá thuê từ 160 xuống còn 152 triệu won một năm chỉ để đảm bảo mình không phải chuyển đi. 30% thu nhập của cô ấy giờ đây chỉ dành cho tiền thuê nhà. Không phải ăn chơi, không phải mua sắm mà là tiền để được tồn tại trong thành phố nơi cô làm việc.
Đó không phải là câu chuyện cá biệt. Một nhân viên khác, vừa từ Ulsan lên Seoul, nói rằng mình sốc vì mức giá gấp đôi chỉ để thuê một căn phòng 10m². Với mức lương khởi điểm, anh đã phải hy sinh gần 1/5 thu nhập để duy trì nơi ở và điều đáng buồn là anh còn được xem là may mắn vì có thể chấp nhận mức giá đó.

Số liệu mới nhất cho thấy mức chi tiêu cho chỗ ở tại Hàn Quốc đang tăng không ngừng từ 98.000 won/tháng năm 2021, lên đến hơn 121.000 won/tháng vào cuối 2024. Đó là mức trung bình, nhưng ở Seoul, nơi mà “một mét vuông đất là một gánh nặng nợ nần”, tình hình còn tồi tệ hơn. Một căn hộ dưới 33m² hiện có giá thuê trên 700.000 won/tháng tương đương hơn 12 triệu VNĐ trong khi người trẻ vẫn chỉ nhận mức lương mới ra trường.
Một cuộc dịch chuyển vô hình đang diễn ra: Không ai đuổi bạn, nhưng bạn không thể ở lại Mức RIR (tỷ lệ thu nhập dành cho tiền thuê nhà) tại thủ đô đã vượt 26%. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi người đi làm ở Seoul dành hơn một phần tư tiền lương cho việc được ở lại Seoul. Tệ hơn, nếu bạn độc thân, mới đi làm và không có khoản tiết kiệm lớn bạn gần như không có lựa chọn nào ngoài những căn phòng chật hẹp, giá cao, xa trung tâm hoặc không ổn định.
Không ai ra lệnh cho bạn phải rời khỏi thành phố. Nhưng thành phố cũng không chừa lại một chỗ cho bạn trong bản đồ phát triển của nó. Chính sách không theo kịp sự dịch chuyển Trước áp lực ngày càng tăng, các chính trị gia vội vã tung ra những lời hứa. Có người nói sẽ tạo “vùng nhà giá rẻ”, có người hứa cung cấp "xuất phát vốn" với lãi suất thấp.

Một vài người còn đề xuất mở rộng phạm vi miễn thuế thuê nhà hoặc hỗ trợ mua căn hộ nhỏ. Nhưng trong khi các bản kế hoạch vẫn đang nằm trên bàn, thì mỗi ngày trôi qua là thêm một người trẻ chuyển ra xa trung tâm, sống ghép với người lạ, hoặc đơn giản là chấp nhận cảnh “trả tiền để chờ đợi một tương lai không biết bao giờ tới”. Đối với họ, việc mua nhà gần như là chuyện không tưởng: giá căn hộ trung bình ở Seoul đã tăng 177% chỉ trong 10 năm từ hơn 4 tỷ lên gần 12 tỷ won.
Chỗ ở không phải là đặc quyền mà là điều kiện căn bản để lao động bền vững Khi một xã hội yêu cầu người trẻ lao động hết mình nhưng lại không cho họ đủ điều kiện để nghỉ ngơi tử tế, đó không còn là bất công cá nhân mà là thất bại hệ thống. Và Seoul, như nhiều siêu đô thị khác, đang đi theo quỹ đạo ấy: phát triển bề ngoài, nhưng rỗng ruột bên trong.
Bình luận 0

Văn hóa
Check-in Lễ Hội Hoa Mận Gwangyang: "Thiên Đường" Mùa Xuân Không Thể Bỏ Lỡ!

Manseon (만선) Sân Khấu Hiện Thực Hàn Quốc: Nơi Bi Kịch Giao Hòa Cùng Hy Vọng

"Mickey 17" của Bong Joon Ho "thống trị" phòng vé Hàn: 1 triệu khán giả chỉ trong 3 ngày!

Gốm sứ Goryeo "xuất ngoại": Cơ hội vàng cho nghệ thuật Hàn Quốc?

Các hộp văn hóa ẩm thực Hàn Quốc có mặt tại thêm 3 Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc

VĂN HÓA UỐNG RƯỢU CỦA HÀN QUỐC

🎉 Chương trình Trải nghiệm Văn hóa Quốc tế (Trung tâm Hỗ trợ Gia đình Đa Văn hóa Ansan)

Dàn hợp xướng thiếu nhi đa văn hóa Wooree tuyển thành viên là trẻ em của gia đình đa văn hóa

Đạo diễn Bong Joon-ho miêu tả "Mickey 17" là câu chuyện khoa học viễn tưởng mang đậm tính nhân văn

Kim Min-hee dự kiến sinh con với đạo diễn Hong Sang-soo vào mùa xuân

Lệnh Cấm Hallyu Của Trung Quốc: Công Cụ Chiến Lược Hay Sự Đàn Áp Văn Hóa?

Thế hệ MZ của Hàn Quốc : Sự hiểu lầm hay công cụ lợi dụng?

Show Hẹn Hò ăn khách "Single's Inferno" trở lại với Mùa 4, hứa hẹn đem đến những cảm xúc mới lạ

Lee Jung-jae: Seong Gi-hun là nhân vật đầy đau thương

‘Trò Chơi Con Mực’ Mùa 2 Ra Mắt Với 68 Triệu Lượt Xem, Phá Kỷ Lục Lớn Nhất Từ Trước Đến Nay Của Netflix
