Thấp nhất trong lịch sử, tỷ lệ lao động trong ngành chế tạo Hàn Quốc giảm xuống 15,5%
Ngành chế tạo, vốn được coi là trụ cột của thị trường lao động Hàn Quốc, đang đối mặt với tình trạng suy giảm nghiêm trọng về tỷ lệ lao động. Theo thống kê mới nhất từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Hàn Quốc, tỷ lệ người lao động làm việc trong ngành chế tạo trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay đã giảm xuống còn 15,5%, mức thấp nhất kể từ khi hệ thống phân loại ngành được sửa đổi vào năm 2013. Tổng số lao động trong ngành chế tạo trong 4 tháng đầu năm nay đạt khoảng 4,395 triệu người, giảm đáng kể so với các năm trước. Riêng trong tháng 4, số lượng lao động trong ngành này đã giảm 124.000 người so với cùng kỳ năm ngoái, mức sụt giảm lớn nhất trong vòng hơn 6 năm.

Mặc dù năm 2024 ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu tốt ở một số lĩnh vực như chất bán dẫn, nhưng do đặc thù ngành bán dẫn có hệ số tạo việc làm thấp, cùng với sự bất ổn trong môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp đã trì hoãn hoặc cắt giảm kế hoạch tuyển dụng. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ lao động trẻ (độ tuổi 20) trong ngành chế tạo chỉ còn 10,6%, mức thấp kỷ lục kể từ khi bắt đầu thống kê.
Thực tế, tỷ lệ lao động ngành chế tạo từng vượt 20% vào đầu những năm 2000, sau đó duy trì ở mức 16~17% trong nhiều năm, trước khi bắt đầu suy giảm rõ rệt sau đại dịch COVID-19. Trong năm 2023, tỷ lệ này lần đầu tiên giảm xuống dưới 16%,và xu hướng tiếp tục kéo dài sang năm 2025 với các con số lần lượt: tháng 1 (15,8%), tháng 2 (15,6%), tháng 3 (15,4%) và tháng 4 (15,2%).
Một yếu tố khác đang làm gia tăng áp lực lên thị trường lao động ngành chế tạo là chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ. Chính quyền Trump đã áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Hàn Quốc và đang tiếp tục mở rộng áp dụng thuế đối với ô tô và linh kiện. Nếu các biện pháp thuế quan này có hiệu lực đầy đủ trong nửa cuối năm, xuất khẩu sang Mỹ - một trong những thị trường lớn nhất của Hàn Quốc có thể sụt giảm mạnh, kéo theo suy giảm việc làm trong các ngành sản xuất có liên quan.
Bên cạnh đó, sức tiêu dùng nội địa yếu kéo dài cũng đang ảnh hưởng tới khu vực kinh tế tự doanh. Số lượng người tự kinh doanh trong tháng 4 là 5,615 triệu người, giảm 6.000 người so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp số lượng người tự kinh doanh giảm, sau các mức giảm lần lượt là 28.000 (tháng 1), 14.000 (tháng 2), và 2.000 (tháng 3). Đáng chú ý, số lượng chủ cửa hàng có nhân viên giảm liên tục suốt 7 tháng kể từ tháng 10/2024. Trong khi đó, số lượng người tự kinh doanh không có nhân viên lại tăng trong 3 tháng gần nhất phản ánh xu hướng ngày càng nhiều người lựa chọn mô hình "tự làm chủ một mình" thay vì thuê mướn lao động, do áp lực chi phí và rủi ro kinh doanh tăng cao.
Các chuyên gia lao động cảnh báo, nếu tình hình hiện tại kéo dài, Hàn Quốc sẽ đối mặt với sự thu hẹp cơ cấu ngành nghề công nghiệp, đồng thời mất dần năng lực sản xuất trong nước. điều có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn và cấu trúc việc làm cho thế hệ trẻ.
Bình luận 0

Kinh tế
NHỮNG KÊNH YOUTUBE VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

NHỮNG CỔ PHIẾU TĂNG CỰC MẠNH TRONG THỜI GIAN QUA

CỐ PHIỂU CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT PIN HÀN QUỐC TĂNG MẠNH

CÁC CÔNG TY HÀN QUỐC PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC ĐỀU TĂNG TRƯỞNG ÂM VÀ THUA LỖ

VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU VỀ SỐ LƯỢNG CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG HÀN QUỐC TẠI NƯỚC NGOÀI

CHỨNG KHOÁN-CỔ PHIẾU LG ENERGY SOLUTION GIẢM GIỮA LO NGẠI LIÊN QUAN ĐẾN LG CHEM

CHỨNG KHOÁN-CỔ PHIẾU NGÀNH XÂY DỰNG RƠI XUỐNG VÙNG GIÁ THẤP NHẤT TRONG 52 TUẦN

CHỨNG KHOÁN - MỘT NĂM BẬN RỘN CỦA IPO

CHỨNG KHOÁN - CỔ PHIẾU HYUNDAI ELECTRIC ĐƯỢC CÁC CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN KỲ VỌNG CAO
