Hàn Quốc đang thua trong “Cuộc chiến Kimchi", thâm hụt thương mại kim chi kỷ lục, Trung Quốc vượt xa lượng xuất khẩu

Kim chi - món ăn biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc đang trở thành điểm nóng trong tranh luận về chủ quyền văn hóa và cạnh tranh thương mại. Trong quý I năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu lượng kim chi lớn nhất từ trước đến nay, phần lớn đến từ Trung Quốc, với giá rẻ hơn nhiều so với kim chi nội địa. Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu kim chi đã vượt xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng sâu trong ngành từng được xem là niềm tự hào quốc dân.
Theo số liệu từ Cục Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 18/5, trong quý I/2025, kim ngạch nhập khẩu kim chi đạt 47,56 triệu USD (khoảng 670 tỷ won), tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất từ trước tới nay theo quý. Lượng nhập khẩu đạt 80.970 tấn, tăng 10,1%. Dự báo cho thấy nếu xu hướng này tiếp diễn, năm 2025 có thể sẽ vượt mức nhập khẩu kỷ lục của năm 2024, khi tổng giá trị nhập khẩu đạt 189,86 triệu USD (khoảng 2.670 tỷ won), tăng 16,1% so với năm trước đó. Trái ngược với tăng trưởng nhập khẩu, xuất khẩu kim chi trong năm ngoái đạt 163,57 triệu USD cũng là mức cao nhất lịch sử, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại kim chi 3 năm liên tiếp từ 2022. Riêng trong năm 2024, thâm hụt đã tăng gần 3 lần, đạt 22,69 triệu USD.
Tình trạng nhập siêu kim chi không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà đang trở thành nguy cơ dài hạn cho ngành thực phẩm truyền thống Hàn Quốc. Việc kim chi Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường Hàn Quốc phản ánh sự mất cân đối giữa chi phí sản xuất nội địa và nhu cầu tiết kiệm chi phí trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống.
Theo thống kê, hơn 90% kim chi sử dụng tại nhà hàng, trường học và cơ sở cung cấp suất ăn tập thể (B2B) hiện nay là hàng nhập từ Trung Quốc. nơi giá thành chỉ bằng 10 - 30% so với kim chi Hàn Quốc. Nguyên nhân chính nằm ở chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là bắp cải, nguyên liệu chính của kim chi. Mùa đông năm 2024 chứng kiến sản lượng bắp cải sụt giảm do thời tiết khắc nghiệt, kéo theo giá bán lẻ trung bình tăng hơn 24%, vượt ngưỡng 5.400 won/1 cây. Cùng với chi phí nhân công và vận hành gia tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kim chi nội địa buộc phải tăng giá đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp sang lựa chọn hàng nhập khẩu giá rẻ.
Không chỉ tác động đến các doanh nghiệp thực phẩm, tình trạng này còn ảnh hưởng lan tỏa đến nông dân trồng bắp cải, khiến nhu cầu nguyên liệu trong nước giảm theo. Đây là vòng xoáy tiêu cực: kim chi nội địa giảm tiêu thụ → giá nguyên liệu mất ổn định → chi phí sản xuất tăng → giảm sức cạnh tranh. Mặc dù đã từng có các biện pháp bảo hộ ngành kim chi thông qua quy định “doanh nghiệp phù hợp với quy mô nhỏ”, nhiều chính sách đã được nới lỏng từ 2019. Hiện nay, các công ty lớn chủ yếu rút khỏi thị trường suất ăn tập thể theo hình thức tự nguyện, nhường lại không gian cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, song lại để lại khoảng trống cạnh tranh cho sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Trong bối cảnh cuộc “chiến kim chi” với Trung Quốc ngày càng rõ nét, Hàn Quốc cần chủ động tái định vị ngành thực phẩm truyền thống này như một phần của năng lực cạnh tranh quốc gia, không chỉ để giữ thị phần trong nước, mà còn để khẳng định vai trò của mình trong văn hóa ẩm thực toàn cầu.
Bình luận 0

Kinh tế
Sono Hospitality mua cổ phần của Air Premia để mở rộng danh mục đầu tư hàng không

Công ty sản xuất rượu Soju số 1 Hàn Quốc HiteJinro lấn sân vào thị trường làm đẹp toàn cầu

Ngân hàng trực tuyến K Bank rút kế hoạch niêm yết trên sàn Kospi

Hàn Quốc không nên đặt niềm tin mù quáng vào "phục hưng hạt nhân"

Liên minh Hyundai-GM: Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi để đánh bại Tesla và các đối thủ Trung Quốc, liệu có khả thi?

Celltrion hoàn tất việc thành lập công ty tại Việt Nam, đẩy mạnh xin cấp phép bán các sản phẩm như Remsima

Shinsegae E&C và Naver cùng tăng trong ngày cuối cùng của tháng 9

Uniqlo mở rộng tại Hàn Quốc khi phong trào tẩy chay Nhật Bản suy yếu theo thời gian

Nền tảng Gmarket gia nhập làn sóng cắt giảm nhân sự của Tập đoàn mẹ Shinsegae

Thị trường chip nhớ Hàn Quốc : SK Hynix đang vượt Samsung và Micron

Cổ phiếu ADBioTech tăng vọt nhờ triển vọng thỏa thuận cung cấp độc quyền trong khi thị trường Trung Quốc sẽ đóng vai trò then chốt cho nhóm cổ phiếu Mỹ phẩm

Cổ phiếu pin Hàn Quốc bùng nổ nhờ niềm tin của nhà đầu tư vào Tesla

Cổ phiếu SM và JYP Entertainment tăng mạnh nhờ được đưa vào nhóm chỉ số Korea Value-Up, hy vọng lớn cho ngành giải trí cuối năm 2024

Oriental Brewery thuộc AB InBev thâu tóm Jeju Soju từ Shinsegae: Bước đi chiến lược nhằm mở rộng thị phần rượu Soju

MeatBox Hàn Quốc chuẩn bị niêm yết công khai bất chấp các IPO thất bại của các nền tảng giao hàng thực phẩm khác
