Đừng có nói “Con nít mà, nó có biết gì đâu”?
Một em bé 6 tuổi lén bỏ gói kẹo vào túi mà không trả tiền. Nhưng điều khiến người ta bất ngờ không phải là hành vi đó mà là cách người cha phản ứng.

Câu chuyện xảy ra tại một cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc. Một đứa trẻ lén bỏ hai gói kẹo vào túi áo. Chủ tiệm người đã vận hành nơi này hơn hai năm – quyết định im lặng quan sát vì muốn cho em một cơ hội “sửa sai”. Nhưng khi đứa trẻ không tự giác mang kẹo ra quầy, bà chủ buộc phải nhắc khéo người cha đi cùng:
“Anh có thể kiểm tra túi áo của bé được không?”
Gói kẹo rơi ra. Mọi chuyện rõ ràng. Nhưng thay vì xin lỗi hay giải thích cho con hiểu chuyện gì đang xảy ra, người cha chỉ gằn giọng:
“Ba đã nói không được ăn cái này rồi mà!”
Rồi chuyển sang trách… ánh mắt của nhân viên cửa hàng:
“Sao lại nhìn con bé như vậy? Nó mới 6 tuổi. Có cần nghiêm trọng đến thế không?”
Tức là lỗi không nằm ở hành vi ăn cắp, mà nằm ở… ánh mắt người khác quá sắc sảo?
Vấn đề không nằm ở kẹo mà nằm ở cách người lớn dạy trẻ xử lý sai lầm

Trong mắt người cha, có vẻ như hành vi của đứa trẻ chỉ là chuyện nhỏ. “Trẻ con mà”, “6 tuổi thôi mà”, “tại vì sợ nên mới giấu”… Những câu nói nghe có vẻ hợp lý này đang được dùng như lá chắn cho sự vô trách nhiệm.
Vấn đề là: Không ai kỳ vọng một đứa trẻ 6 tuổi phải hoàn hảo. Nhưng người ta trông chờ cha mẹ của đứa trẻ ấy biết cách dạy con mình phân biệt đúng – sai.
Một lời xin lỗi – đơn giản và cần thiết – lại không thể thốt ra suôn sẻ.
Một cơ hội giáo dục lại bị bỏ lỡ, và thay vào đó là sự giận dữ, tự ái, rồi cuối cùng là… gửi đơn khiếu nại lên công ty mẹ, yêu cầu "giáo dục lại nhân viên".
Khi trẻ em trở thành cái cớ cho người lớn tránh né trách nhiệm
Điều đáng buồn là, đứa trẻ người có hành vi sai lại là người đầu tiên bật khóc và nói lời xin lỗi.
Không phải vì hiểu hết đúng sai, mà vì cảm nhận được sự căng thẳng trong không khí.
Trong khi đó, người lớn người đáng lẽ phải làm gương, lại sa vào cuộc chiến thể diện, tự ái cá nhân và đổ lỗi.
"Con tôi không cố ý."
"Đừng nhìn con bé như vậy."
"Anh/chị có con không? Sao lại khắt khe thế?"
Những câu nói như vậy không giúp đứa trẻ trưởng thành hơn, mà chỉ khiến nó học được một điều:
“Mỗi khi làm sai, cứ để người lớn nói giùm trách nhiệm không phải của mình.”
Một lời xin lỗi đôi khi là cả một bài học làm người
Sự việc tưởng chừng nhỏ, nhưng lại phản ánh một thực trạng lớn: Văn hóa ứng xử nơi công cộng, đặc biệt là cách người lớn phản ứng khi con mình sai.
Một đứa trẻ ăn trộm vặt không đáng trách bằng việc người lớn quanh nó phủi tay và đòi “bỏ qua cho vui vẻ”.
Nếu cha mẹ biết xin lỗi đứa trẻ sẽ học được điều đó tự nhiên như hơi thở.
Nếu người lớn biết thừa nhận sai lầm – trẻ em sẽ không xem việc “né trách nhiệm” là kỹ năng sống còn.
Trẻ con là tờ giấy trắng.
Người lớn là người cầm bút.
Mỗi lần chúng ta né tránh, ngụy biện hay đổ lỗi – là mỗi lần chúng ta chấm thêm một dấu sai vào trang giấy đó.
Bình luận 0

Tám chuyện
Đội ngũ "giải trí" của Kim Jong-un : Tuyển chọn các cô gái xinh đẹp để phục vụ lãnh đạo

Bắt đầu ngày mới với lời chào đầy năng lượng!

Thật nản lòng khi sống ở Hàn Quốc với tư cách là một kiều bào (người gốc Hàn)

Luôn bị đối xử tệ như là bị lớn tiếng, bắt nạt hay đối xử bất công?

Bức ảnh hài hước về cảnh sát Hàn Quốc đang rượt đuổi một người say rượu

MUỐN TRẢ ĐŨA AI ĐÓ...TỐT NHẤT LÀ NÊN IM LẶNG

Vì họ vẫn ghét Hàn Quốc...

Một ngày không muốn đi làm thì làm gì

LÀM VIỆC TỚI KHUYA

Góc phố tại khu vực trường Konkuk

Vào Nike thực tập sau 32 năm lên chức CEO

3 Cấp độ của sự sợ hãi, nỗi sợ của bạn nằm ở đâu?

"EM HÃY NÓI VỀ CÔNG VIỆC CŨ CỦA EM ĐI"

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?
