Dĩa sundae 25.000 won và những góc khuất đáng buồn phía sau mùa du lịch ngắm hoa anh đào ở Hàn Quốc
Mùa xuân ở Hàn Quốc với mình như một giấc mơ được nhuộm hồng bởi những tán hoa anh đào. Mỗi năm, cứ vào tầm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người người lại đổ về những con đường nở rộ hoa như Jeju, Jinhae hay Yeouido để tìm một khoảnh khắc chụp ảnh đẹp như phim, một buổi picnic dưới cánh hoa rơi, hay đơn giản chỉ là để cảm thấy mình đang sống giữa điều gì đó thơ mộng và nhẹ tênh.
Nhưng có một thứ không nhẹ tênh tí nào: đó chính là giá cả.

Mỗi khi một hội chợ hoặc lễ hội nào được mở ra, mình thường ví nó như một hệ sinh thái kinh tế tạm thời đầy phức tạp, nơi “giá cả thị trường” có thể biến đổi theo cảm tính của người bán và thậm chí, theo quy định “ngầm” giữa các ban tổ chức và các nhóm lợi ích. Và như để chứng thực cho suy nghĩ đó của mình thì vừa rồi, mình mới đọc được thông tin là tại lễ hội hoa anh đào lần thứ 18 ở Jeju vừa qua, có một suất sundae được bán với giá chỉ….25.000 won. Và mình biết rằng đây thật sự là một thực trạng đáng buồn mà rất nhiều du khách, thậm chí là người bản xứ đã gặp phải.
Nhưng câu chuyện lần này mình đọc được lại diễn biến sâu xa hơn thế khi theo đơn tố cáo gửi đến cổng kiến nghị quốc gia Hàn Quốc, các tiểu thương tham gia lễ hội buộc phải thuê lều của một đơn vị được chỉ định với giá 50 triệu đồng/lều trong 3 ngày, một mức giá cao hơn nhiều lần so với giá thuê thông thường. Nhiều tiểu thương còn tố cáo đã phải “lót tay” từ 150 đến 200 triệu đồng mới có được vị trí kinh doanh. Một số người bán hàng thẳng thắn cho biết: “Với mức chi phí cao như vậy, nếu không bán giá cao thì chúng tôi không sống nổi.” Chính những lời này đã hé lộ một góc khuất khác khi chính bản thân các người bán hàng cũng là nạn nhân của một cơ chế tổ chức thiếu minh bạch, nơi lợi ích nhóm có thể đẩy gánh nặng sang vai người tiêu dùng.
Thế là từ một món ăn đường phố quen thuộc, đĩa sundae bỗng trở thành biểu tượng của sự bất công và bế tắc trong hệ thống tổ chức lễ hội tại nhiều địa phương Hàn Quốc. Ở chiều ngược lại, cũng thật khó để sống tử tế trong một hệ thống buộc người ta phải gian dối mới sống được. Và thế là sự minh bạch, lòng hiếu khách, lẫn chất lượng dịch vụ… tất cả đều bị cuốn theo chuỗi lợi ích không tên đó.

Những cú sốc giá cả như thế, dù chỉ là một lần, cũng đủ để làm xấu hình ảnh du lịch Hàn Quốc trong mắt du khách. Và nếu điều đó cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, liệu có còn ai muốn quay lại mùa hoa năm sau?
Mình hoàn toàn không chống lại việc kinh doanh trong lễ hội. Thậm chí, mình còn thấy các gian hàng nhỏ mang được dựng lên với ngoại hình đầy truyền thống chính là linh hồn của những sự kiện như vậy, nó mang đến mùi vị, âm thanh, sự sống động và cả ký ức. Nhưng lễ hội không thể trở thành cánh cổng để những “mối quan hệ ngầm” hay “phí phụ thu" lộng hành.
Vấn đề thật sự còn nằm ở khâu quản lý, nếu hệ thống không thay đổi, nếu chính quyền không vào cuộc để kiểm soát minh bạch từ khâu tổ chức đến giám sát giá cả, thì dù hoa có nở rực đến đâu, dư vị để lại trong lòng du khách vẫn chỉ là sự thất vọng.
Còn bạn, bạn đã bao giờ gặp phải những trường hợp “chặt chém” như vậy không? Và cảm xúc của bạn như thế nào? Comment tám với mình nhé..
Bình luận 0

Tám chuyện
Bất chấp sự phản đối và tẩy chay tại Việt Nam, 'Trò chơi con mực 2 - Squid Game 2' vẫn đạt vị trí số 1 toàn cầu

Người Hàn Quốc tìm kiếm sự xoa dịu cảm xúc qua dịch vụ thuê bạn đồng hành (rental partners)

Những điều bạn nghĩ (hoặc đã được nghe) về Hàn Quốc nhưng lại hoàn toàn không đúng !!!???

Hàn Quốc Dành Cho Phụ Nữ, Nhật Bản Dành Cho Nam Giới?

Nghỉ Hưu Tại Việt Nam: Thiên Đường Mới Nổi Cho Người Nước Ngoài

Tài năng Việt và cơ hội trở về

Tình Yêu Đa Ái: Chuyện Có Thể Xảy Ra Ở Hàn Quốc?

Trải nghiệm ứng dụng hẹn hò tại Hàn Quốc – Những điều cần biết...

Sống bên Hàn, bao lâu rồi bạn chưa yêu thương chính mình?

Đừng để thành công cũ níu giữ bước chân bạn

Đừng phá hoại người khác!

Một giáo phái tìm cách dụ tôi hôm nay tại Seoul

Mọi người nghĩ thế nào về ngày khai trương chính thức của tuyến metro Sài Gòn?

Hiện tượng "Nguyễn Xuân Son" một lần nữa chứng minh chân lý...

"Do tôi xui xẻo hay Seoul thực sự không thân thiện với người nước ngoài?"
