Dĩa sundae 25.000 won và những góc khuất đáng buồn phía sau mùa du lịch ngắm hoa anh đào ở Hàn Quốc
Mùa xuân ở Hàn Quốc với mình như một giấc mơ được nhuộm hồng bởi những tán hoa anh đào. Mỗi năm, cứ vào tầm cuối tháng 3, đầu tháng 4, người người lại đổ về những con đường nở rộ hoa như Jeju, Jinhae hay Yeouido để tìm một khoảnh khắc chụp ảnh đẹp như phim, một buổi picnic dưới cánh hoa rơi, hay đơn giản chỉ là để cảm thấy mình đang sống giữa điều gì đó thơ mộng và nhẹ tênh.
Nhưng có một thứ không nhẹ tênh tí nào: đó chính là giá cả.

Mỗi khi một hội chợ hoặc lễ hội nào được mở ra, mình thường ví nó như một hệ sinh thái kinh tế tạm thời đầy phức tạp, nơi “giá cả thị trường” có thể biến đổi theo cảm tính của người bán và thậm chí, theo quy định “ngầm” giữa các ban tổ chức và các nhóm lợi ích. Và như để chứng thực cho suy nghĩ đó của mình thì vừa rồi, mình mới đọc được thông tin là tại lễ hội hoa anh đào lần thứ 18 ở Jeju vừa qua, có một suất sundae được bán với giá chỉ….25.000 won. Và mình biết rằng đây thật sự là một thực trạng đáng buồn mà rất nhiều du khách, thậm chí là người bản xứ đã gặp phải.
Nhưng câu chuyện lần này mình đọc được lại diễn biến sâu xa hơn thế khi theo đơn tố cáo gửi đến cổng kiến nghị quốc gia Hàn Quốc, các tiểu thương tham gia lễ hội buộc phải thuê lều của một đơn vị được chỉ định với giá 50 triệu đồng/lều trong 3 ngày, một mức giá cao hơn nhiều lần so với giá thuê thông thường. Nhiều tiểu thương còn tố cáo đã phải “lót tay” từ 150 đến 200 triệu đồng mới có được vị trí kinh doanh. Một số người bán hàng thẳng thắn cho biết: “Với mức chi phí cao như vậy, nếu không bán giá cao thì chúng tôi không sống nổi.” Chính những lời này đã hé lộ một góc khuất khác khi chính bản thân các người bán hàng cũng là nạn nhân của một cơ chế tổ chức thiếu minh bạch, nơi lợi ích nhóm có thể đẩy gánh nặng sang vai người tiêu dùng.
Thế là từ một món ăn đường phố quen thuộc, đĩa sundae bỗng trở thành biểu tượng của sự bất công và bế tắc trong hệ thống tổ chức lễ hội tại nhiều địa phương Hàn Quốc. Ở chiều ngược lại, cũng thật khó để sống tử tế trong một hệ thống buộc người ta phải gian dối mới sống được. Và thế là sự minh bạch, lòng hiếu khách, lẫn chất lượng dịch vụ… tất cả đều bị cuốn theo chuỗi lợi ích không tên đó.

Những cú sốc giá cả như thế, dù chỉ là một lần, cũng đủ để làm xấu hình ảnh du lịch Hàn Quốc trong mắt du khách. Và nếu điều đó cứ tiếp tục lặp đi lặp lại, liệu có còn ai muốn quay lại mùa hoa năm sau?
Mình hoàn toàn không chống lại việc kinh doanh trong lễ hội. Thậm chí, mình còn thấy các gian hàng nhỏ mang được dựng lên với ngoại hình đầy truyền thống chính là linh hồn của những sự kiện như vậy, nó mang đến mùi vị, âm thanh, sự sống động và cả ký ức. Nhưng lễ hội không thể trở thành cánh cổng để những “mối quan hệ ngầm” hay “phí phụ thu" lộng hành.
Vấn đề thật sự còn nằm ở khâu quản lý, nếu hệ thống không thay đổi, nếu chính quyền không vào cuộc để kiểm soát minh bạch từ khâu tổ chức đến giám sát giá cả, thì dù hoa có nở rực đến đâu, dư vị để lại trong lòng du khách vẫn chỉ là sự thất vọng.
Còn bạn, bạn đã bao giờ gặp phải những trường hợp “chặt chém” như vậy không? Và cảm xúc của bạn như thế nào? Comment tám với mình nhé..
Bình luận 0

Tám chuyện
[ANIME] Luận đề của một thiên thần nhân từ: Evangelion và khải huyền
![[ANIME] Luận đề của một thiên thần nhân từ: Evangelion và khải huyền](https://i0.wp.com/beneaththetangles.com/wp-content/uploads/2021/01/0.-Neon-Genesis-Evangelion.jpg?resize=1400%2C400&ssl=1?thumbnail)
Điều cần cân nhắc khi lập kế hoạch mang thai

"Màu sắc không chỉ là thứ chúng ta nhìn thấy."

"Thời tiết trong trái tim ta thuộc về ta, và chỉ riêng ta mà thôi." - Tiệm Giặt Tâm Trí Cúc Vạn Thọ

Tiểu thuyết "Cái Hố" tập trung vào khắc họa nhân vật nhưng vẫn mang sự hồi hộp của một tác phẩm trinh thám

Review sách: "Chào mừng đến với Cửa Hàng Sách Hyunam-dong" của Hwang Bo-reum

Dầu hạt dẻo đang trở thành xu hướng trong mì pasta và makguksu.

Người Hàn Quốc làm mọi việc rất nhanh. Đó là sự hiệu quả hay thiếu kiên nhẫn?

Những tác động của việc làm việc dưới một ông chủ hoặc quản lý tồi là gì? Bạn có thể làm gì nếu phải ở lại với họ vì lý do tiền bạc hoặc tình hình kinh tế?

Dưới đây là 10 bài học từ cuốn sách The Courage to Be Disliked của Ichiro Kishimi và Fumitake Koga:
Sách giáo khoa AI trong lớp học: Kịp thời hay quá sớm?

Giá bữa trưa tăng nhanh, nhưng lương không theo kịp

Ngừng lướt, bắt đầu trò chuyện thôi!

REVIEW SÁCH: TÔI MUỐN CHẾT NHƯNG TÔI MUỐN ĂN TTEOKBOKKI (2022) CỦA BAEK SEHEE – MỘT NHÀ VĂN HÀN QUỐC VỚI SỰ KHẮC HỌA CHÂN THỰC VỀ SỨC KHỎE TÂM LÝ

Review sách: Red Flags (Tác giả: Sophie Jo)
