Ngưng than vãn về thuế quan đi vì bây giờ chim cánh cụt cũng phải lao động để đóng thuế...?
Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiết lộ bảng thuế quan cho thấy ông đã áp dụng mức thuế đối ứng lên quần đảo Heard và McDonald, nơi cách đất liền Australia hơn 4.000km và chỉ có chim cánh cụt và hải cẩu sinh sống. Thông tin này lập tức khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu mỗi chú chim phải “trả thuế” bằng một con cá? Chính động thái này đã gây ra làn sóng phản ứng và chế giễu trên toàn cầu
Nhưng phía Mỹ có câu trả lời nghiêm túc hơn rằng đây là một phần trong chiến lược bịt mọi “lỗ hổng thương mại” toàn cầu. Phát biểu trên CBS ngày 6/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick bảo vệ quyết định áp thuế, khẳng định đây là biện pháp có chủ đích, không phải nhầm lẫn hay quyết định từ trí tuệ nhân tạo như một số nhà báo nghi ngờ.
“Tổng thống Trump nói rằng ông ấy không thể để bất kỳ nơi nào trên thế giới - dù xa xôi hay không người ở , trở thành điểm trung chuyển cho Trung Quốc hay quốc gia khác đưa hàng vào Mỹ,” ông Lutnick phát biểu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi đang xây dựng lại sự vĩ đại của nước Mỹ từ chính nước Mỹ. Tổng thống đã quá mệt mỏi khi đất nước bị lợi dụng.”
Phản ứng từ phía Australia là ngỡ ngàng ngơ ngác và lẫn bối rối. Bộ trưởng Thương mại Don Farrell gọi đây là “một sai lầm rõ ràng”, và cho rằng danh sách áp thuế đã được chuẩn bị vô cùng vội vàng. Thực tế, không có ai sinh sống trên quần đảo Heard và McDonald trong suốt gần một thập kỷ qua. Đây là một vùng lãnh thổ xa xôi thuộc chủ quyền Australia, nằm gần Nam Cực và là nơi sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế cùng các loài hải cẩu. Không có hoạt động kinh tế, không có giao thương, cũng không có cơ sở hạ tầng.
Dù chính phủ Mỹ tuyên bố có lý do chính đáng, các nhà phân tích tại Guardian đã chỉ ra khả năng một phần nguyên nhân đến từ… lỗi đánh máy và sai sót trong dữ liệu thương mại.
Ví dụ: Năm 2022, Mỹ ghi nhận nhập khẩu khoảng 1,4 triệu USD hàng hóa từ quần đảo Heard và McDonald, chủ yếu là “thiết bị điện và máy móc” nhưng không rõ nguồn gốc thực sự. Một số lô hàng rượu, giày Timberland, thiết bị nhà máy từ Anh, Đức, Áo… đã bị gán nhầm nguồn gốc xuất xứ là từ các vùng lãnh thổ hẻo lánh của Australia.
Trong một trường hợp, địa chỉ công ty Starlinger tại Vienna, Áo được hệ thống ghi nhận là… “Vienna, Quần đảo Heard và McDonald.”
Vụ việc đã trở thành chủ đề hài hước trên mạng xã hội, với hình ảnh chim cánh cụt đội nón bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, hay lập “phái đoàn đàm phán” đến Nhà Trắng. Tuy nhiên, đằng sau tiếng cười là một thực tế đáng lo ngại về độ chính xác của chính sách thương mại Mỹ, nếu đúng như các chuyên gia phỏng đoán, không loại trừ khả năng AI, dữ liệu sai lệch và quy trình hành chính cẩu thả có thể dẫn đến các quyết định gây tổn hại uy tín quốc tế và quan hệ đồng minh.
Gác lại tất cả, cùng xem một số meme do cộng đồng mạng đã bắt tay làm ngay khi nhìn thấy “tương lai” những chú chim cánh cụt cũng phải lao động để đóng thuế nhé:




Bình luận 0

Tám chuyện
Điều cần cân nhắc khi lập kế hoạch mang thai

"Màu sắc không chỉ là thứ chúng ta nhìn thấy."

"Thời tiết trong trái tim ta thuộc về ta, và chỉ riêng ta mà thôi." - Tiệm Giặt Tâm Trí Cúc Vạn Thọ

Tiểu thuyết "Cái Hố" tập trung vào khắc họa nhân vật nhưng vẫn mang sự hồi hộp của một tác phẩm trinh thám

Review sách: "Chào mừng đến với Cửa Hàng Sách Hyunam-dong" của Hwang Bo-reum

Dầu hạt dẻo đang trở thành xu hướng trong mì pasta và makguksu.

Người Hàn Quốc làm mọi việc rất nhanh. Đó là sự hiệu quả hay thiếu kiên nhẫn?

Những tác động của việc làm việc dưới một ông chủ hoặc quản lý tồi là gì? Bạn có thể làm gì nếu phải ở lại với họ vì lý do tiền bạc hoặc tình hình kinh tế?

Dưới đây là 10 bài học từ cuốn sách The Courage to Be Disliked của Ichiro Kishimi và Fumitake Koga:
Sách giáo khoa AI trong lớp học: Kịp thời hay quá sớm?

Giá bữa trưa tăng nhanh, nhưng lương không theo kịp

Ngừng lướt, bắt đầu trò chuyện thôi!

REVIEW SÁCH: TÔI MUỐN CHẾT NHƯNG TÔI MUỐN ĂN TTEOKBOKKI (2022) CỦA BAEK SEHEE – MỘT NHÀ VĂN HÀN QUỐC VỚI SỰ KHẮC HỌA CHÂN THỰC VỀ SỨC KHỎE TÂM LÝ

Review sách: Red Flags (Tác giả: Sophie Jo)
