< Danh sách

Một vài suy nghĩ về "Chánh niệm (Mindfulness)" và "Chữa lành (Healing)"... trong thời đại mạng xã hội

1
Ocap
2024.07.15
Thích 0
Lượt xem357
Bình luận 0

 

 

 

Sự phổ biến của Chánh Niệm (Mindfulness) trong thời gian qua

 

 Trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong thời gian vài năm gần đây thông qua các kênh mạng xã hội (Youtube, Facebook…), các từ như : chánh niệm, chữa lành, tỉnh thức… đã từ một thực hành thiền nhỏ lẻ trong Phật giáo trở thành một hiện tượng phổ biến ở phương Tây và tràn qua phương Đông (ý mình chỉ là trong phạm vi mạng xã hội). 

 

 Những lời hứa hẹn của chánh niệm rất hấp dẫn: một kỹ thuật đơn giản để giúp chúng ta bình tĩnh và sống hiện tại hơn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến nhiều biến đổi và lạm dụng.

 

 Đặc biệt là trong một thời gian gần đây hơn nữa, vụ một thầy tu hay đăng đàn “thuyết giảng” thiếu căn cứ, đến mức bị một loạt cá nhân và nhóm có nghiên cứu học thuật “bẻ” và “vạch mặt” đến mức phải trốn khỏi mạng xã hội. Sau đó, bị chính quyền và Giáo hội Phật giáo cấm thuyết giảng…

 

 Ngoài ra, trong hàng loạt “chuyện lố” (scandals) của cá nhân này, thì chuyện ấn tượng với mình nhất là học tại chc và lên tiến sĩ Luật trong vòng có 2 năm thì phải… Chi tiết là thì phải gọi là siêu phàm, khiến mình tò mò và tìm hiểu về các “ dịch vụ mindfulness”.

 

 Và trong quá trình tìm hiểu, khiến mình đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác…

 

 Ngoài cái chuyện scandal bên trên, thì mình còn thấy “thú vị” khi :

 

- Thầy tu thuyết giảng dạy về yêu đương, kết hôn…

 

- Thầy tu dạy nuôi con

 

- Thầy tu dạy kinh doanh

 

  Và hàng loạt những điều “ lạ lạ “ khác…

 

 

 

 

 

 Với một cá nhân học tập và làm việc một thời gian dài tại nước ngoài và môi trường đầu tư, nơi coi trọng số liệu, thực tế, kinh nghiệm… thì mình rất là khó hiểu với những sự việc trên…

 

 Tất nhiên là chỉ trong một bài viết ngắn dưới đây, mình không đủ khả năng gói gọn hay chia sẻ hết những điều bất cập, nhưng dựa trên các tài liệu tham khảo, mình xin phép viết vài dòng như là để chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình khi tìm hiểu về “vấn đề thú vị” này.

 

 Lưu ý, những gì mình viết hoàn toàn là suy nghĩ, lập trường cá nhân và thu thập thông tin tham khảo, nên có thể sẽ sai, trái ngược hoặc không tương đồng với suy nghĩ của người đọc về đề tài này.

 

 Và quan trọng nhất, mình là người có niềm tin tôn giáo, nhưng mình không tìm đến tôn giáo thông qua một cá nhân như celebrities, hay khóa học nào… Nên bài viết này, xin nhấn mạnh lại : “Không nhắm vào tôn giáo, mà mình chỉ đặt câu hỏi về hành động của một vài cá nhân sử dụng các khái niệm tôn giáo gây ra hiểu lầm” mà thôi !

 

 

McMindfulness: Khi chánh niệm bị biến chất và trở thành món hàng “ăn liền kiếm ra tiền”

 

 Trong cuốn tác phẩm "McMindfulness: How Mindfulness Became the New Capitalist Spirituality" (mình xin phép tạm dịch là McMindfulness : Chánh niệm đã trở thành tư bản tâm linh mới như thế nào), tác giả Ronald Purser đã thông qua nhiều dẫn chứng cho rằng chánh niệm đã bị tư bản hóa, mất đi các giá trị đạo đức ban đầu và bị sử dụng cho các mục đích không rõ rang, nặng về thương mại. 

 

 Ông cho rằng chánh niệm hiện nay không còn là một phương pháp để giải phóng con người khỏi khó khăn và buồn phiền, mà thay vào đó, nó được sử dụng như một công cụ để tăng năng suất và giảm chi phí liên quan đến sức khỏe tâm lý trong môi trường doanh nghiệp.

 

 Mà bản thân mình, trong quá trình ngồi tìm hiểu qua mạng thì thấy vô vàn các thầy lên mạng dùng đủ các nhóm (concepts) “Mindfulness, thức tỉnh, tỉnh thức, giác ngộ, từ bi…” để nói về đủ thứ đề tài và tổ chức các buổi học thu tiền, hoặc đơn giản là làm hình tượng, không thua gì các người nổi tiếng trong giới giải trí (celebrities)… 

 

 Nếu bạn không tin, có thể lên youtube hay facebook tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan đến các nhân vật “siêng năng” nhất thuyết giảng về chánh niệm là ra một loạt… (mình xin phép không đề cập cụ thể ở đây nha, vì khá nhạy cảm…)

 

 

 

Chánh Niệm chạy đến cả trong kinh doanh

 

 Theo tác giả Purser, chánh niệm trong môi trường công sở đang được sử dụng để giúp nhân viên đối phó với căng thẳng mà không đặt câu hỏi về các nguyên nhân gốc rễ gây ra căng thẳng này. 

 

 Mình cũng rất đồng ý với quan điểm này dựa trên kinh nghiệm và suy nghĩ cá nhân mình, khi thấy các vị “thầy sư” lên mạng giảng đa phần tập trung vào “Các bạn nên làm gì để giải tỏa căng thẳng và làm việc tiếp, hoặc nghỉ việc đi, tìm đến cái gì đó giúp bạn yên bình đi..”. Mà cái kiểu tập trung vào hậu quả như vầy, thì giải quyết được vấn đề sao?

 

 Theo ông Purser, các chương trình chánh niệm tại các tập đoàn thường nhằm mục đích tăng năng suất và giảm chi phí sức khỏe tâm lý của nhân viên. Tuy nhiên, việc này không giải quyết được vấn đề hệ thống mà chỉ giúp nhân viên thích nghi với điều kiện làm việc độc hại.

 

 Một ví dụ điển hình là Google, nơi các nhân viên, đặc biệt là các kỹ sư, lập trình viên có khi phải làm việc 60-70 giờ một tuần và tham gia các khóa học chánh niệm để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, họ không được khuyến khích để đặt câu hỏi về các công nghệ gây phân tâm mà chính họ đang phát triển. Điều này tạo ra một nghịch lý đau buồn: chánh niệm được sử dụng để tăng cường năng suất sản xuất các công nghệ gây phân tâm.

 

 Với kinh nghiệm ở Hàn và các công việc mà mình đã từng trải qua, thì cách mà đa phần các nhân viên hay công nhân bên này giải quyết về việc làm quá nhiều mà nhận lại không như ý muốn khiến căng thẳng và đau khổ là “biểu tình” !

 

 Như gần đây, nhân viên Samsung đã chính thức tổ chức biểu tình, đình công với quy mô lớn nhất trong hàng chục năm gần đây để bắt công ty phải đàm phán với các yêu cầu của nhân viên.

 

 

 Hoặc Hàn Quốc cũng từng là một quốc gia thông qua biểu tình mà luận tội, phế truất và bỏ tù cả tổng thống!!!! Đó là cách họ phản ứng khi vấn đề vượt quá mức!

 

 Nhưng mình không lấy đó để coi Hàn là hoàn hảo về giải quyết vấn đề mà chỉ và ví dụ mà thôi…

 

 “Chánh niệm” hay “chữa lành” gì đó, theo quan điểm mình là chỉ giải quyết cái phần hậu quả đã bị tổn thương, chứ xét về mặt thực tế mình không tin giải quyết triệt để như cách mình giới thiệu thông qua các case studies ở trên.

 

 Nhưng nhìn lại, thì mình lại thấy các “thầy chùa” tung hoành trên mạng lại hay, cứ theo đuổi triết lý “chữa lành đi, ráng tu đi, đi tìm cái gì đó để giải tỏa đi..” ví dụ như đóng tiền nghe các thầy thuyết giảng đi… lại hay! Vì điều này sẽ khiến cho mọi người tiếp tục chữa lành, rồi quay lại sống tiếp để tổn thương, rồi lại chữa lành tiếp… Các thầy sẽ cứ thế mà bận rộn!

 

 

 

Chánh niệm : ngành công nghiệp tỷ đô

 

 Chánh niệm hiện nay là một phần của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn cầu, trị giá hàng tỷ đô la Mỹ. Các ứng dụng, sách và khóa học chánh niệm trở nên phổ biến, nhưng chúng thường thiếu vắng các giá trị đạo đức và triết học của Phật giáo. Trong bối cảnh kinh tế chú ý (attention economy), các công ty đã khai thác chánh niệm để thu hút và kiểm soát sự chú ý của chúng ta, biến nó thành một hàng hóa có thể giao dịch.

 

 Trong quá trình tìm hiểu về đề tài này ở Việt Nam trong thời gian gần đây, mình thấy quy mô các buổi thuyết giảng của các cá nhân tận dụng đề tài này ở mức rất lớn, không có con số cụ thể. Nhưng coi các videos, thì có thể đoán sơ sơ, một buổi các thầy nói, thu hút ít nhất hàng trăm người.

 

 Không dừng lại ở đó, mình còn thấy các thầy không ngần ngại xuất hiện trong các chương trình như shows để đánh bóng tên tuổi, làm thương thiệu, hàng loạt các clips ngắn chạy trên nền tảng xã hội thu hút views và fans…

 

 Từ bao giờ mà việc tu hành trở nên ồn ào và hoành tráng như vầy nhỉ?

 

 Và liệu họ thật sự làm như vậy vì những mục đích tôn giáo đơn thuần?

 

 Hay vì mục đích thương mại?

 

 Việc này thì chắc chỉ có thể kiểm tra tài khoản ngân hàng, thu nhập cá nhân, coi các thầy đi xe gì, đeo đồng hồ gì, quy mô tài sản tăng như thế nào?… thì mới giải đáp được

 

 

 

Chánh niệm rồi chữa lành ở Việt Nam

 

 Không chỉ ở phương Tây, mà ngay cả ở Việt Nam, “chánh niệm” hay “chữa lành” cũng bị lạm dụng để trục lợi tài chính. 

Một số nhà sư đã biến các buổi thiền và khóa học chánh niệm thành công cụ kiếm tiền, thay vì giữ nguyên giá trị tinh thần và đạo đức ban đầu. 

 

 Họ tổ chức các khóa thiền với giá cao và thu hút người tham gia bằng những lời hứa hẹn về sự thanh thản và giải thoát, nhưng lại không đảm bảo chất lượng và mục đích thật sự của chánh niệm. 

 

 Việc lạm dụng này không chỉ làm mất đi giá trị cốt lõi của chánh niệm mà còn gây tổn hại đến uy tín của Phật giáo và làm giảm lòng tin của cộng đồng.

 

 Không đâu xa, gần đây các trang mạng ở Việt Nam đã công khai khá nhiều các vụ như vầy, thậm chí nhiều vụ đã ra tòa xét xử, hay thậm chí nhiều thầy tu nổi tiếng đã bị cấm làm cái này, cấm làm cái kia… Các bạn có thể tìm kiếm trên google và đọc thoải mái, mình xin phép không nói cụ thể ở đây vì một số lý do nhạy cảm.

 

 

 

Nhưng mình chưa bao giờ suy nghĩ chánh niệm là xấu cả!

 

 Như đã nói ở đầu bài, mình hoàn toàn không hề có ác ý, hay không tin vào tôn giáo và các cá nhân tu hành, thực hành tôn giáo. Thậm chí, mình còn là một trong số đó, mình có đức tin và thường xuyên tự tìm hiểu.

 

 Cái mình thấy “kỳ kỳ” ở đây là nhiều cá nhân, đang lạm dụng những khái niệm tôn giáo để thương mại hóa, thậm chí đưa nó đi theo một hướng hoàn toàn khác so với ý nghĩa ban đầu.

 

 Mình xin khẳng định là mình tin tưởng tôn giáo nói chung và khái niệm chánh niệm nói riêng, nếu được thực hành đúng cách, có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để giải phóng con người khỏi những buồn phiền, lo âu, căng thẳng… do các cấu trúc quyền lực, xã hội, văn hóa, quan hệ cá nhân… gây ra. 

 

 Tuy nhiên, để đạt được điều này, mình tin cần phải kết nối khái niệm chánh niệm với các giá trị đạo đức và triết học ban đầu của nó, và sử dụng nó như một phương tiện để thách thức và thay đổi các cấu trúc quyền lực, xã hội, văn hóa... làm cho chúng ta căng thẳng, buồn phiền và đau khổ.

 

 Mình từng xem một youtube khá hay của kênh “Hội đồng cừu” với chủ đề liên quan đến chữa lành và chánh niệm, nếu các bạn có quan tâm thì xem thử nha!

 

 

 

 

 

Bình luận

Tám chuyện

10 dấu hiệu bạn chưa đủ hiểu về bản thân
1
Ocap
Lượt xem 132
Thích 0
2024.07.24
10 dấu hiệu bạn chưa đủ hiểu về bản thân
Một con phố tại khu vực Cho Ryang, Busan
1
Ocap
Lượt xem 129
Thích 0
2024.07.22
Một con phố tại khu vực Cho Ryang, Busan
"Người tìm việc" tại Hàn năm 1953
1
Ocap
Lượt xem 155
Thích 0
2024.07.19
"Người tìm việc" tại Hàn năm 1953
Sắc xanh của Seoul
1
Ocap
Lượt xem 129
Thích 0
2024.07.19
Sắc xanh của Seoul
Hình chụp khu vực 행당동 왕십리 (Haeng Dang - Dong)
1
Ocap
Lượt xem 156
Thích 0
2024.07.19
Hình chụp khu vực 행당동 왕십리 (Haeng Dang - Dong)
Chú vịt con ở cung Gyeongbuk (경북궁)
1
Ocap
Lượt xem 148
Thích 0
2024.07.19
Chú vịt con ở cung Gyeongbuk (경북궁)
Hình chụp ở Myeong Dong (명동)
1
Ocap
Lượt xem 156
Thích 0
2024.07.19
Hình chụp ở Myeong Dong (명동)
16 Dấu Hiệu Bạn Nên Nghỉ Việc Ngay!
1
open
Lượt xem 222
Thích 0
2024.07.17
16 Dấu Hiệu Bạn Nên Nghỉ Việc Ngay!
Một vài suy nghĩ về "Chánh niệm (Mindfulness)" và "Chữa lành (Healing)"... trong thời đại mạng xã hội
1
Ocap
Lượt xem 357
Thích 0
2024.07.15
Một vài suy nghĩ về "Chánh niệm (Mindfulness)" và "Chữa lành (Healing)"... trong thời đại mạng xã hội
“Sao em 'nhảy' việc nhiều thế ... ?“
M
관리자
Lượt xem 214
Thích 0
2024.07.15
“Sao em 'nhảy' việc nhiều thế ... ?“
Tái hiện những tin nhắn đầu tiên đầy rung động của các cặp đôi ngoài đời thực
1
Ocap
Lượt xem 173
Thích 0
2024.07.15
Tái hiện những tin nhắn đầu tiên đầy rung động của các cặp đôi ngoài đời thực
Cung tài lộc tháng 7
1
Ocap
Lượt xem 123
Thích 0
2024.07.12
Cung tài lộc tháng 7
Cái nghèo đáng sợ như thế nào? (Góc nhìn trẻ thơ)...
1
Ocap
Lượt xem 415
Bình luận 2
Thích 1
2024.07.09
Cái nghèo đáng sợ như thế nào? (Góc nhìn trẻ thơ)...
Cảm thấy biết ơn vì mình đang có một công việc
1
Ocap
Lượt xem 166
Bình luận 2
Thích 0
2024.07.09
Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!
1
Ocap
Lượt xem 181
Bình luận 1
Thích 0
2024.07.05
Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!
Viết
2 3 4 5 6