Kim chi nha

Hôm nay con cảm thấy thế nào?

1
hsiao
2025.03.20 Thích 1 Lượt xem 534 Bình luận 0

Hôm nay, tôi vô tình đọc được lá thư tuyệt mệnh của một học sinh 15 tuổi tại Việt Nam, để lại sau khi em chọn gieo mình từ tầng 7. Câu chữ ngắn ngủi, nhưng chồng chất nỗi đau. Nó làm tôi nhớ đến một vụ việc tương tự vào tháng 4 năm 2022 tại Hàn Quốc, khi một học sinh trung học cũng kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy từ một chung cư ở Suwon. Những câu chuyện như thế này không còn hiếm hoi, nhưng mỗi lần đọc, tôi vẫn thấy mình cũng cảm nhận được sự tuyệt vọng đó. 

 

 

Điểm chung của hai câu chuyện đau lòng này, là cả hai em đều cảm thấy bản thân dần đàn mất đi động lực sống. Tôi chưa từng trải qua bất hòa lớn nào trong mối quan hệ của tôi với gia đình và bạn bè cũng tương đối tốt. Nhưng tôi biết cảm giác áp lực khi phải đứng giữa kỳ vọng và thực tại.

 

Một học sinh từng đạt điểm 1 tại một trường danh tiếng, bỗng thấy điểm số rớt xuống 3. Đối với những người bên ngoài, đây có thể là một con số, nhưng với người trong cuộc, nó là sự sụp đổ. Ở Hàn Quốc, việc tự tử trong số những học sinh dự thi đại học không phải là hiện tượng mới, nhưng điều đáng sợ là nó trở thành một nỗi ám ảnh chung của cả xã hội.

 

Hạt bụi cũng khiến con người ta muốn tự tử?

 

Chúng ta thường nghĩ rằng trầm cảm là nguyên nhân chính dẫn đến tự tử, và đúng là vậy. Một nghiên cứu năm 2020 đã tìm ra hơn 20 gen có thể liên quan đến hành vi này. Nhưng con số 50% nguyên nhân còn lại đến từ chính môi trường và xã hội.

 

Ở Hàn Quốc, theo dữ liệu từ OECD, tỷ lệ trầm cảm lên tới 36,8%, cao nhất trong các nước phát triển. Tuy nhiên, ít ai thực sự quan tâm đến điều này khi mà những đứa trẻ vẫn phải bước vào cuộc đua không ngừng nghỉ, nơi mà thành tích học tập là tất cả. "Nếu bạn thích học, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy áp lực" - một câu nói nghe thật vô tâm khi mà ngay cả những đứa trẻ giỏi nhất cũng có lúc mệt mỏi.

 

Không chỉ áp lực học hành, môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chỉ cần tăng 1 microgam bụi mịn trên mỗi mét vuông không khí, tỷ lệ tự tử có thể tăng đến 0,5%. Ô nhiễm không khí cản trở oxy đến não, gây viêm, làm giảm serotonin và gia tăng căng thẳng. Chúng ta có thể nói về những con số, nhưng thực tế, có bao nhiêu người thực sự quan tâm đến điều đó?

 

Bạn có nhận ra sự khác thường từ họ không?

 

 

Tôi từng nghe nhiều bậc phụ huynh nói rằng "Con tôi không có gì phải buồn, mọi thứ đều đầy đủ". Nhưng tự tử không phải chỉ xảy ra với những người thiếu thốn. Những dấu hiệu có thể xuất hiện từ những điều nhỏ nhất: Một đứa trẻ đột nhiên không muốn đi học, thường xuyên nhắc đến cái chết, hoặc thậm chí là đột nhiên dọn dẹp bàn học một cách bất thường. Những tín hiệu này đều đáng báo động, nhưng quá nhiều người bỏ qua chúng.

Một sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải là cố gắng giảng giải hoặc thuyết phục người khác “cố lên”, “vượt qua đi”. Điều đó không có tác dụng. Khi một người rơi vào đường cùng, họ không thể nhìn thấy bất kỳ lối thoát nào. Hiện tượng này được gọi là "tầm nhìn đường hầm" - họ chỉ có thể nhìn thấy nỗi đau ngay trước mắt mà không nhận ra những gì ở phía xa.

 

Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm không phải là đưa ra lời khuyên, mà là lắng nghe. Lắng nghe thực sự, không phán xét, không ngắt lời. Và nếu bạn không phải là chuyên gia, hãy giúp người đó kết nối với những tổ chức có thể giúp đỡ họ.

 

Người ta chỉ đọc số liệu và bỏ qua

 

Trên thế giới, tỷ lệ tự tử giảm gần 40% trong 30 năm qua, nhưng ở Hàn Quốc, con số lại tăng nhanh chóng từ những năm 2000. Hiện tại, đây vẫn là quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong khối OECD. Điều đó cho thấy, dù các nước khác đã thành công trong việc giảm thiểu vấn nạn này, chúng ta vẫn đang mắc kẹt.

 

Nguyên nhân có thể đến từ sự thờ ơ. Những con số về tỷ lệ trầm cảm, tự tử vẫn xuất hiện trên báo chí mỗi năm, nhưng ít ai thực sự suy nghĩ nghiêm túc về nó. Chúng ta có thể đọc một bản tin rồi nhanh chóng quên đi, nhưng những người trong cuộc thì không thể.

Điều quan trọng nhất lúc này không phải là tranh cãi về nguyên nhân, mà là làm sao để những đứa trẻ cảm thấy mình không đơn độc. Mọi người nói nhiều về giáo dục, về tương lai, nhưng tương lai sẽ ra sao nếu những đứa trẻ không còn muốn sống để bước tiếp?

 

Tôi nghĩ rằng nếu bạn tin vào lý tưởng, bạn sẽ phải thất vọng với thực tế. Tuy nhiên, đôi khi tôi vẫn mơ về một xã hội như vậy. Một xã hội nơi những người buồn được an ủi, một xã hội nơi mọi người đều có thể hướng về nhau. Vì vậy, tôi tự hỏi: "Liệu có nhiều người quan tâm không? Hay tất cả chỉ là sự lặng im?" Đáng buồn thay, đôi khi câu trả lời chỉ là sự phớt lờ.

 

Có lẽ, thay vì nói về điểm số, chúng ta nên bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản hơn: "Hôm nay con cảm thấy thế nào?"
 

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tám chuyện

Mình cũng từng thích trend “Ghibli Style” khi dùng ChatGPT… cho đến khi nhận ra điều này

1
bngoc_022
Lượt xem 958
Thích 0
2025.03.30
Mình cũng từng thích trend “Ghibli Style” khi dùng ChatGPT… cho đến khi nhận ra điều này

Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ: Khi yêu thương mù quáng lại khiến con mất đi các kĩ năng xã hội

1
bngoc_022
Lượt xem 533
Thích 0
2025.03.30
Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ: Khi yêu thương mù quáng lại khiến con mất đi các kĩ năng xã hội

[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt

1
bngoc_022
Lượt xem 440
Thích 0
2025.03.30
[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt

[SOI PHIM] Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3

1
bngoc_022
Lượt xem 507
Thích 0
2025.03.30
[SOI PHIM]  Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3

Trượt ván, không trượt đời!

1
hsiao
Lượt xem 638
Thích 1
2025.03.30
Trượt ván, không trượt đời!

Đừng có nói “Con nít mà, nó có biết gì đâu”?

1
hsiao
Lượt xem 781
Thích 1
2025.03.30
Đừng có nói “Con nít mà, nó có biết gì đâu”?

Khi mình nhận ra... mình đã luôn được bao bọc bởi sự đủ đầy

+1
1
bngoc_022
Lượt xem 512
Thích 1
2025.03.30
Khi mình nhận ra... mình đã luôn được bao bọc bởi sự đủ đầy

Có tips nào để có thể năng suất được như người Hàn hay không?

1
anhnt6
Lượt xem 1279
Thích 0
2025.03.29
Có tips nào để có thể năng suất được như người Hàn hay không?

Nền giáo dục Hàn Quốc: Bí quyết thành công hay công thức kiệt sức?

1
anhnt6
Lượt xem 1255
Thích 0
2025.03.29
Nền giáo dục Hàn Quốc: Bí quyết thành công hay công thức kiệt sức?

Trong tự nhiên, các đám cháy rừng theo chu kỳ là... cần thiết.

M
nyanchan
Lượt xem 516
Thích 0
2025.03.29
Trong tự nhiên, các đám cháy rừng theo chu kỳ là... cần thiết.

Niềm vui nhất thời hay vết xước bản quyền?

1
hsiao
Lượt xem 683
Thích 1
2025.03.29
Niềm vui nhất thời hay vết xước bản quyền?

Đừng cố gắng làm bạn với sếp

+1
M
nyanchan
Lượt xem 484
Thích 0
2025.03.28
Đừng cố gắng làm bạn với sếp

Sao dạo này mấy ông lớn Big Tech cứ đua nhau qua Hàn Quốc vậy ta?

M
Ocap
Lượt xem 478
Thích 0
2025.03.27
Sao dạo này mấy ông lớn Big Tech cứ đua nhau qua Hàn Quốc vậy ta?

🔥 Cháy rừng ở Hàn Quốc và phản ứng vô cảm, phi nhân văn đáng suy ngẫm

+3
M
Ocap
Lượt xem 1046
Thích 0
2025.03.27
🔥 Cháy rừng ở Hàn Quốc  và phản ứng vô cảm, phi nhân văn đáng suy ngẫm

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Hàn Quốc...

+1
M
nyanchan
Lượt xem 571
Thích 0
2025.03.27
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Hàn Quốc...
3 4 5 6 7