AI, Ghibli và sự phẫn nộ từ đạo diễn One Piece và các nhà nghệ thuật: Liệu mình có đang sáng tạo tự do hay đang “giẫm lên” di sản nghệ thuật?
Gần đây, mình tình cờ lướt thấy một bài đăng của đạo diễn Megumi Ishitani người từng tham gia đạo diễn cho One Piece bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nhiều người dùng AI để tạo hình ảnh theo phong cách Ghibli. Câu nói "Dám làm bẩn Ghibli? Tôi sẽ không tha thứ!" không chỉ là một lời phản đối, mà còn là tiếng nói đại diện cho một bộ phận những người làm nghệ thuật truyền thống đang cảm thấy bị đe dọa bởi làn sóng công nghệ AI ngày càng xâm lấn.

Thật trùng hợp là cách đây vài năm, Miyazaki Hayao, huyền thoại đứng sau Ghibli, cũng từng nói về AI như một “sự xúc phạm đối với cuộc sống”. Với ông, hoạt hình không chỉ là vẽ ra hình ảnh, đó là tinh thần, là cảm xúc, là từng đường nét do bàn tay con người tạo nên. Nghe vậy, mình vừa nể phục, vừa… lúng túng. Mình là người trẻ. Mình cũng từng dùng AI để tạo ra những hình ảnh lung linh, thậm chí từng biến chính mình thành nhân vật hoạt hình trong một thế giới mộng mơ. Nhưng đọc những lời này, mình buộc phải tự hỏi: “Liệu mình có đang vô tình xúc phạm đến giá trị mà người khác đã dành cả đời để xây dựng không?”

Không thể phủ nhận AI mang lại cơ hội trải nghiệm nghệ thuật cho rất nhiều người. Mình vẽ tay rất xấu thì lần này với AI vẫn có thể tạo ra một bức tranh đẹp. Mình edit video rất dở thì AI có thể tạo nên thế giới kỳ ảo chỉ trong vài phút…. đúng thât, chúng đã khiến nghệ thuật trở nên “dễ chạm” hơn bao giờ hết. Nhưng chính chỗ “dễ” ấy lại khiến nhiều người trong ngành cảm thấy tổn thương. Giống như đạo diễn Henry Thurlow từng nói, việc gọi AI là “sự dân chủ hóa nghệ thuật” là ngụy biện. Nghệ thuật đòi hỏi thời gian, kỹ năng, cảm xúc. Bạn không thể trở thành vận động viên Olympic chỉ bằng cách đi bộ trong công viên. Và cũng như vậy, không ai trở thành một đạo diễn Ghibli chỉ bằng vài dòng lệnh.
Mình đã suy nghĩ khá lâu về vấn đề này và tìm hiểu sâu hơn, bản thân mình đưa ra quan điểm như sau: Nếu bạn chỉ tạo hình ảnh AI Ghibli cho vui, để đăng mạng xã hội, có lẽ không ai phàn nàn. Nhưng khi bạn thương mại hóa nó, dùng làm sản phẩm, gắn logo Ghibli, bán như “một phong cách”, thì câu chuyện đã rẽ sang hướng khác. Nó liên quan đến sự vi phạm bản quyền, thương hiệu và tôn trọng cá nhân sáng tạo. Việc này không chỉ đang xảy ra ở Ghibli. Nó đang xảy ra với Van Gogh, với Studio Pierrot, với Pixar, với hàng ngàn nghệ sĩ độc lập trên Behance, ArtStation, những người thấy tác phẩm mình bị AI “học” rồi tái hiện lại mà chẳng cần xin phép hay ghi nhận.
Xin phép đính chính là mình không bài xích AI. Ngược lại, mình nghĩ AI có thể là công cụ hỗ trợ tuyệt vời nếu ta sử dụng đúng cách, có nhận thức và có trách nhiệm. Tạo một hình ảnh đẹp bằng AI không sai. Nhưng gắn mác Ghibli, gán chất thơ của Miyazaki lên một sản phẩm do máy móc tạo ra, và gọi đó là “cống hiến cho nghệ thuật” thì quả thật cần xem lại. Chúng ta có thể yêu nghệ thuật Ghibli bằng cách học hỏi tinh thần nhân văn trong từng câu chuyện, từng khung hình vẽ tay. Nhưng nếu chỉ sao chép phong cách mà bỏ qua cảm xúc, triết lý sống và công sức tạo nên nó thì đó chẳng còn là sự ngưỡng mộ, mà là một sự rút ngắn thiếu suy nghĩ.
Bạn nghĩ sao? Mình rất muốn nghe góc nhìn của các bạn, những người cũng đang sống trong giai đoạn mà “cảm xúc” và “công nghệ” va chạm vào nhau mỗi ngày.
Bình luận 2

Tám chuyện
Lần đầu tiên tôi thấy tiếc… vì không học giỏi Hóa hơn

Kim Tae-ri trong trang phục Hanbok - Cái đẹp truyền thống trong thời trang đương đại

Sập bẫy "hố tử thần" tại Hàn, chuyện như phim nguy hiểm đáng báo động!

CEO Samsung Han Jong Hee – Di sản 3 thập kỷ đưa tập đoàn thành một trong những đế chế công nghệ toàn cầu

Làn sóng Hàn Quốc "xâm chiếm" toàn cầu: Kế Hoạch Cao Tay Hay Chỉ Là Ăn May?

Những Mâu Thuẫn Ngầm Giữa Ba Cường Quốc Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản

Pizza phong cách Hàn: Phá cách hay phá vị?

Hàn Quốc nếu Yoon Suk Yeol không rời ghế tổng thống: Kịch bản nào sẽ xảy ra

Tôi đi Hàn Quốc một mình: Những nụ cười bị bỏ qua và lời chào không ai đáp

9X: Một thế hệ cõng cha mẹ, gánh con cái, đua sự nghiệp NHƯNG và vẫn là thế hệ biết cách hạnh phúc

Người Hàn thích FLEX STRESS như thế nào?

Cười Ra Nước Mắt Với Cách Phiên Âm Tên Sang Tiếng Hàn

[CHÙM ẢNH] Ningning (Aespa) gây sốt toàn cõi mạng với visual ấn tượng ở concert tại Seoul tuần qua
![[CHÙM ẢNH] Ningning (Aespa) gây sốt toàn cõi mạng với visual ấn tượng ở concert tại Seoul tuần qua](/upload/744fb4ad336d49aea724390ace7364bb.webp?thumbnail)
Những “em bé bốn chân” trong xe đẩy: Góc nhìn về văn hóa yêu thú cưng ở Hàn Quốc

Người Việt Sang Hàn Uống Rượu – Dễ Ẹc Hay Không?
