Lý do người Hàn Quốc không thích "chuyện phiếm"

Vì sao người Hàn Quốc không thích "chuyện phiếm"?
Ava Miller, một cô gái người Úc mê phim Hàn chính hiệu, đã đặt chân đến Seoul vào tháng 7 năm ngoái với mong muốn rèn luyện tiếng Hàn và trải nghiệm văn hoá Hàn Quốc "chuẩn gốc". Trong thời gian ở tại một hostel ở Seoul, cô đã cố gắng bắt chuyện với người bản xứ, nhưng mỗi lần mở lời, họ chỉ trả lời ngắn gọn khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng rơi vào bế tắc. “Lúc đó ai cũng lặng lẽ ăn uống hoặc rửa bát, không ai nhìn nhau hay bắt chuyện,” Ava – 29 tuổi, hiện làm trong ngành marketing tại Úc – kể lại trải nghiệm hụt hẫng của mình khi cố gắng giao tiếp với các khách khác trong hostel.
Ngay cả khi thử "chuyện phiếm" với nhân viên tại quán cà phê gần đó, kết quả cũng chẳng khá hơn. “Ở nước tôi, khách và nhân viên thường hay nói chuyện về thời tiết hay mấy chuyện vặt vãnh,” Ava chia sẻ. Từ đó, cô rút ra kết luận rằng: trái với hình ảnh ấm áp trong phim Hàn, người Hàn thường không có xu hướng bắt chuyện hay làm quen với người lạ – trừ khi thật sự cần thiết. Và Ava không phải là người duy nhất bất ngờ về điều này – nhiều du khách khác khi đến Hàn Quốc cũng từng trải qua cú “sốc văn hoá” tương tự.
Có thể thấy điều đó qua những ứng dụng dịch vụ tại Hàn Quốc. Ví dụ, ứng dụng đặt lịch làm tóc Mamedene có tùy chọn cho khách tick vào ô “không muốn nói chuyện” với nhà tạo mẫu tóc. Tương tự, ứng dụng gọi taxi i.M Taxi của Jin Mobility cũng có chức năng “Shh! Yên lặng. Tôi không thích nói chuyện không cần thiết,” cho những ai muốn tận hưởng hành trình yên tĩnh. Vậy vì sao nhiều người Hàn lại không hứng thú với những cuộc trò chuyện ngắn xã giao?

“Không thân thì nói chuyện làm gì?”
Bang Eun-jung, 26 tuổi, hiện là học viên cao học tại Seoul, cho biết cô không thấy lý do gì để trò chuyện với người lạ nếu cuộc gặp chỉ là một lần duy nhất. Trong chuyến đi Anh cách đây hai năm, cô ngạc nhiên khi một barista hỏi thăm đủ thứ – từ lịch trình du lịch đến công việc hiện tại ở Hàn. “Thật sự là một cú sốc văn hoá,” Bang chia sẻ. “Tôi không hiểu tại sao lại phải nói chuyện với người mà mình sẽ không bao giờ gặp lại.”
“Hỏi linh tinh thì còn mệt hơn”
Park Ji-yoo, sinh viên đại học sống tại Incheon, còn nói thẳng: “Gặp người hỏi mấy câu kỳ kỳ là mình stress lắm.”
“Cả ngày đã phải lịch sự rồi…”
Với những nhân viên văn phòng, việc phải luôn giữ vẻ lịch sự, nhã nhặn nơi công sở khiến họ càng thêm mong muốn "tránh giao tiếp xã hội" khi rảnh rỗi. Han Dong-jin, 36 tuổi, quản lý nhân sự tại một công ty dược ở Seoul, chia sẻ: “Nói chuyện xã giao ngoài giờ làm giống như đang tiếp tục đóng vai nhân viên vậy. Tôi chỉ muốn yên tĩnh và là chính mình khi ở quán cà phê hoặc nhà hàng.”
Khi chuyện phiếm... quá riêng tư
Với Shim Ryu-jin, 32 tuổi, mẹ của một bé trai 3 tuổi, chuyện phiếm đôi khi lại trở thành xâm phạm quyền riêng tư. “Khi tôi đi taxi hoặc tàu điện cùng con, mọi người thường khen bé dễ thương – điều đó rất dễ chịu. Nhưng nếu bắt đầu hỏi chồng tôi làm gì hay chúng tôi có định sinh thêm con không thì tôi thấy vô cùng khó xử,” cô kể.
Góc nhìn từ các chuyên gia
Theo Giáo sư Lee Dong-gwi (ngành Tâm lý học, ĐH Yonsei), người Hàn xưa nay sống trong cộng đồng chặt chẽ, ít tiếp xúc với người lạ – khác với những xã hội du mục từng gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người không quen biết. Dù xã hội Hàn Quốc hiện đại đã phát triển mạnh mẽ với đô thị hoá và công nghiệp hoá, thói quen giữ khoảng cách với người lạ vẫn còn tồn tại. Trong khi đó, Giáo sư Jin Gyung-sun (ĐH Nữ Sungshin) cho rằng đây là một đặc điểm nổi bật của thế hệ trẻ - những người lớn lên trong thời đại công nghệ. “Khi trò chuyện online, người trẻ có thể chủ động chặn, né hoặc trả lời sau. Nhưng nói chuyện trực tiếp thì khó lường hơn nhiều – và cảm giác không kiểm soát được khiến họ e ngại,” Jin nói.
Dù phim Hàn ngập tràn những cuộc trò chuyện ấm áp, thực tế lại rất khác. Văn hoá Hàn Quốc – với nhịp sống nhanh, áp lực xã hội và lịch sử cộng đồng đặc trưng – đã khiến những lời chào hỏi xã giao tưởng chừng đơn giản lại trở thành điều nhiều người muốn tránh. Vậy nên nếu bạn đến Hàn và cảm thấy người dân có phần “lạnh lùng”, đừng vội buồn. Có thể họ không đang thờ ơ – chỉ là họ đang trân trọng sự yên tĩnh mà thôi.
Bình luận 0

Văn hóa
When Life Gives You Tangerines: Bạn là “Chanh” hay Là “Quýt”?

Khám phá Dan-Cheong (단청) - Nghệ thuật hội họa độc đáo trong kiến trúc Hàn Quốc

Baekban (백반): Biểu Tượng Ẩm Thực Gia Đình Hàn Quốc Dần Lụi Tàn Trước Xu Hướng Mới

Kết hôn và sinh con gây ra nỗi sợ hãi cho giới trẻ Hàn Quốc

Hãy Biến Đôi Chân Thô Kệch Thành Thứ Vũ Khí Sắc Bén Nhất

Nghệ Thuật của Sự Tinh Tế và Trách Nhiệm

Jun Ji-hyun trở lại màn ảnh sau 10 năm với dự án "Gunche" của Đạo diễn Yeon Sang-ho

Độc bản 800 Triệu Won cho kiệt tác thời Joseon

Không Cần Kỹ Xảo! MBC Ghi Hình Bản Tin Với Mái Nhà Thật

Hành trình hồi hương gian nan của tượng Phật bị buôn lậu sang Hàn

Jeju: Tặng 100 Vé Miễn Phí Hòa Nhạc "Lee Hwa-woo"

[SÁCH] Tuổi 30 Lạc Lõng: “Khi Chúng Ta Chia Tay, Con Bạch Tuộc”
![[SÁCH] Tuổi 30 Lạc Lõng: “Khi Chúng Ta Chia Tay, Con Bạch Tuộc”](/upload/f5acaca5e8684b7f836d3f25c413e960.webp?thumbnail)
Check-in Lễ Hội Hoa Mận Gwangyang: "Thiên Đường" Mùa Xuân Không Thể Bỏ Lỡ!

Manseon (만선) Sân Khấu Hiện Thực Hàn Quốc: Nơi Bi Kịch Giao Hòa Cùng Hy Vọng

"Mickey 17" của Bong Joon Ho "thống trị" phòng vé Hàn: 1 triệu khán giả chỉ trong 3 ngày!
