Có phải chúng ta đang chứng kiến thời kỳ đỉnh cao của K-pop?

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Hoa Kỳ Goldman Sachs đã đánh giá cao về sự tăng trưởng, và sức ảnh hưởng của K-pop đối với thị trường toàn cầu.
Ngày 3/4 (giờ Anh) vừa qua, Thời báo tài chính của Anh (Financial Times) đã đăng tải một bài báo với tiêu đề “Có phải chúng ta đang chứng kiến thời kỳ đỉnh cao của K-pop? Goldman không nghĩ vậy”, và đưa ra những dẫn chứng chứng minh về sức ảnh hưởng và sức mạnh tiềm ẩn của thị trường K-pop.
Theo thời báo, trong cuộc khảo sát về tình trạng ngành công nghiệp toàn cầu vào năm 2023 do Liên đoàn Công nghiệp Ghi âm Quốc tế (IFPI), 6 trong 20 nghệ sĩ bán chạy nhất thế giới vào năm ngoái là người Hàn Quốc.
“Cổ phiếu của 4 công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc (Hybe, JYP Entertainment, SM Entertainment, YG Entertainment) đã giảm trong 9 tháng qua do tình trạng sụt giảm toàn diện trong lĩnh vực này, và Goldman Sachs coi đây là một sai lầm nghiêm trọng...”, thời báo cho biết.
“Việc suy nghĩ thành công chủ đạo của K-pop dựa vào lượng bán album là sai lầm, vì thước đo thực sự quan trọng để đo lường sức mạnh của lượng người hâm mộ là lượng khán giả xem buổi hòa nhạc ngoại tuyến”.
“Nhật Bản, theo IFPI, là thị trường âm nhạc được thu âm lớn thứ hai thế giới. Các công ty do Hybe, YG và SM điều hành đã chiếm lĩnh 7% thị trường nhạc sống Nhật Bản, và Goldman kỳ vọng tỷ lệ đó sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026”.
Thời báo tài chính trích dẫn dự báo của Goldman, “nhu cầu toàn cầu đối với K-pop vẫn rất lớn và lượng người hâm mộ sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm là 26% trong ba năm tới”.
[email protected]
Bình luận 0

Văn hóa
🔥 Góc khuất phân biệt giới tính trong thế giới game tại Hàn

Nhật Bản nhập gạo Hàn: Người thì khen ngon, kẻ lại chê

Cuộc chiến khốc liệt trong thị trường mỹ phẩm giá rẻ Hàn Quốc

Khi Nỗi Đau Cá Nhân Thành Tiếng Nói Của Một Xã Hội

Đây Là Lý Do "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" Khiến Ai Cũng Lụy!

"Chỉ là tinh tế, không nghiêm trọng": Khi người Hàn đánh giá thấp nạn phân biệt chủng tộc

Lý do người Hàn Quốc không thích "chuyện phiếm"

Tâm linh trở thành xu hướng: Vì sao thế hệ trẻ Hàn Quốc lại thích Phật giáo

Các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở nước ngoài sẽ tập trung vào văn hóa truyền thống

Đền Jongmyo mở cửa lại chính điện với sự trở lại của các bia thờ tổ tiên sau khi tu sửa

"Nền kinh tế cô đơn" nổi lên khi ngày càng nhiều người Hàn sống một mình

Các chương trình mai mối địa phương trở lại dù từng vấp phải phản ứng dữ dội.

"Chỉ cần nhìn thôi cũng thấy vui”: Người lớn Hàn Quốc phát cuồng vì sự dễ thương

Khi Phật Giáo Tại Hàn "Quẩy" EDM và Bán Áo Thun

Khi "Thực Phẩm Hoàng Gia" Bước Xuống Phố
