NGÀNH CỬA HÀNG MIỄN THUẾ HÀN QUỐC ĐANG ĐỐI MẶT VỚI KHÓ KHĂN LỚN

Kinh doanh cửa hàng miễn thuế, ngành từng được coi như là con gà đẻ trứng vàng của Hàn Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn và không có dấu hiệu tăng trưởng, nguyên nhân lớn nhất là đến từ việc không còn nguồn khách Trung Quốc dồi dào như trước đây nữa.
Hiện nay các doanh nghiệp hàng đầu của ngành như Lotte và Shilla phải chuyển hướng ra thị trường nước ngoài (offshore duty-free operations), nhưng mảng này chưa có tín hiệu sẽ đủ khả năng đảm đương vai trò dẫn dắt chính thay thế cho mảng kinh doanh trong nước.
Theo Hiệp hội của hàng miễn thuế Hàn Quốc (Korea Duty Free Shops Association), lĩnh vực bán lẻ du lịch của Hàn Quốc đạt quy mô khoảng 13.76 ngàn tỷ won (tương đương 10.3 tỷ USD; khoảng 251,423 ngàn tỷ đồng) trong năm 2023, giảm mạnh 22.7% so với năm ngoái.
Quy mô ngành này đạt khoảng 25 ngàn tỷ won ở thời điểm trước COVID 19 (tương đương khoảng 458,769 ngàn tỷ đồng). Thậm chí dù bị ảnh hưởng thì năm 2020, quy mô vẫn đạt được 15 ngàn tỷ won.
Ngành cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc đang ngày càng suy thoái
Doanh nghiệp dẫn đầu ngành Shilla Duty Free ghi nhận khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh khoảng 46 tỷ won (tương đương khoảng 845 tỷ đồng) trong 6 tháng cuối năm 2023.
Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của Shilla như Lotte Duty Free cũng được dự đoán sẽ báo lỗ trong quý 4, Hyundai Department Store Duty Free đã công bố khoảng lỗ 10 ngàn tỷ won trong quý 4.
Tương lai của ngành này trong năm nay còn mờ mịt hơn do sân bay quốc tế lớn nhất Hàn Quốc là Incheon đang có kế hoạch dừng thực hiện các chế độ giảm giá thuê và các ưu đãi khác trong nửa cuối năm 2024.
Nguyên nhân chính của việc ngành cửa hàng miễn thuế suy thoái là do sự sụt giảm du khách Trung Quốc có sức mua lớn, dẫu cho chính phủ Trung Quốc đã gỡ bỏ lệnh cấm du lịch theo đoàn đến Hàn Quốc từ tháng 8 năm ngoái.
Ngành này vốn hi vọng sự hồi phục mạnh mẽ dựa vào việc giới hạn di chuyển do covid 19 được bãi bỏ và kệnh cấm du lịch của Trung Quốc cũng được chấm dứt, sẽ khiến nguồn khách Trung Quốc quay lại Hàn Quốc.
Thật ra khách Trung Quốc đã và đang quay lại du lịch Hàn Quốc nhưng mức độ mua sắm không còn như trước đây.
Nhóm du khách Trung Quốc hiện tại đa số chi tiêu nhiều vào các sản phẩm địa phương giá thấp và ăn uống tại các quán ăn thông thường.

Trong năm 2019, khách Trung Quốc chiếm đến 80%~90% doanh thu bán lẻ ngành du lịch, đa phần là các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp.
Nhóm khách đóng vai trò lớn nhất là các cá nhân mua số lượng lớn rồi mang về Trung Quốc bán lại.
Nhưng xu thế này sẽ hoàn toàn thay đổi, do các thương hiệu khác như L’Oreal hay Lancome đã bắt kịp và các thương hiệu mỹ phẩm Trung Quốc cũng đang càng ngày chiếm vị trí đáng kể trên thị trường.
Mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài
Do thị trường trong nước ngày càng kém khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc phải tìm cách thay thế bằng thị trường nước ngoài.
Tuần trước, Lotte Duty Free đã mở cửa hàng miễn thuế của họ tại sân bay quốc tế Changi Singapore, tăng số lượng cửa hàng tại nước ngoài lên 14 và ở 6 quốc gia.
Shilla Duty Free và Hotel Shilla cũng sẽ mở cửa hàng bán lẻ tại các sân bay ở Singapore, Hong Kong và Indonesia.


Nhưng những cơ sở kinh doanh tại nước ngoài này vẫn chưa thể mang lại những khoản lợi nhuận như mong muốn vì chi phí hoạt động cao.
Nhiều chuyên gia nhận định sẽ rất khó khăn cho mảng kinh doanh này đột phá phục hồi trở lại trong thời gian tới.
Bình luận 0

Kinh tế
Naver hợp tác với Kurly để đối đầu gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang tại Hàn Quốc
M
Ocap
Lượt xem
77
Thích 0
2025.04.21

Sau Nvidia, viên đá tiên tri trong tiểu thuyết Chúa tể những chiếc nhẫn - Palatir lên ngôi? Cơ hội đầu tư mới cho tài khoản hưu trí và ISA?
1
bngoc_022
Lượt xem
277
Thích 0
2025.04.20

Phí cảng mới của Mỹ đối với tàu Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho Hàn Quốc
M
nyanchan
Lượt xem
175
Thích 0
2025.04.19

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất trong tháng 4 , vậy liệu tín hiệu cắt giảm có xuất hiện?
1
bngoc_022
Lượt xem
147
Thích 0
2025.04.19

Dongwon Industries huỷ niêm yết Dongwon F&B: Đòn bẩy chiến lược cho tham vọng toàn cầu
M
Ocap
Lượt xem
125
Thích 0
2025.04.16

Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu Châu Á MBK Partners đặt cược vào cải cách quản trị doanh nghiệp và AI: Kỳ vọng thị trường thoái vốn sẽ khởi sắc trong năm 2025
M
Ocap
Lượt xem
173
Thích 0
2025.04.14

Naver cân nhắc mua 10% cổ phần của Kurly – Tham vọng chiếm lĩnh phân khúc thị trường giao thực phẩm sáng sớm tại Hàn Quốc
M
Ocap
Lượt xem
249
Thích 0
2025.04.14

Hàn Quốc ra mắt quỹ 27 triệu USD hỗ trợ startup K-beauty : Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp làm đẹp
M
Ocap
Lượt xem
144
Thích 0
2025.04.14

Gần 57 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết: Liệu "Cổ phiếu sắp trở thành giấy vụn?"
1
bngoc_022
Lượt xem
262
Thích 0
2025.04.11

Kakao Entertainment thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh thua lỗ, hồi sinh triển vọng IPO
M
Ocap
Lượt xem
287
Thích 0
2025.04.08

Du khách giảm sút, Samcheok triển khai kế hoạch kích cầu du lịch hang động
M
nyanchan
Lượt xem
239
Thích 0
2025.04.08

Dự đoán tình hình kinh tế Hàn Quốc trong 10 năm tới
M
nyanchan
Lượt xem
309
Thích 0
2025.04.06

Việt Nam là “mỏ vàng” của các hãng ô tô Hàn Quốc tại Đông Nam Á.
M
nyanchan
Lượt xem
308
Thích 0
2025.04.05

Hàn Quốc đối mặt “cú sốc thuế quan” tại Việt Nam
1
hsiao
Lượt xem
1280
Thích 1
2025.04.04

Kolmar Korea chuẩn bị đối mặt với áp lực khi Dalton Investment gia nhập hội đồng quản trị
M
Ocap
Lượt xem
372
Thích 0
2025.04.03
