Kim chi nha

Hàn Quốc đang thua trong “Cuộc chiến Kimchi", thâm hụt thương mại kim chi kỷ lục, Trung Quốc vượt xa lượng xuất khẩu

1
bngoc_022
2025.05.19 Thích 0 Lượt xem 217 Bình luận 0

Kim chi - món ăn biểu tượng của ẩm thực Hàn Quốc đang trở thành điểm nóng trong tranh luận về chủ quyền văn hóa và cạnh tranh thương mại. Trong quý I năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu lượng kim chi lớn nhất từ trước đến nay, phần lớn đến từ Trung Quốc, với giá rẻ hơn nhiều so với kim chi nội địa. Đáng chú ý, giá trị nhập khẩu kim chi đã vượt xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng sâu trong ngành từng được xem là niềm tự hào quốc dân.

 

Theo số liệu từ Cục Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 18/5, trong quý I/2025, kim ngạch nhập khẩu kim chi đạt 47,56 triệu USD (khoảng 670 tỷ won), tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất từ trước tới nay theo quý. Lượng nhập khẩu đạt 80.970 tấn, tăng 10,1%. Dự báo cho thấy nếu xu hướng này tiếp diễn, năm 2025 có thể sẽ vượt mức nhập khẩu kỷ lục của năm 2024, khi tổng giá trị nhập khẩu đạt 189,86 triệu USD (khoảng 2.670 tỷ won), tăng 16,1% so với năm trước đó. Trái ngược với tăng trưởng nhập khẩu, xuất khẩu kim chi trong năm ngoái đạt 163,57 triệu USD cũng là mức cao nhất lịch sử, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại kim chi 3 năm liên tiếp từ 2022. Riêng trong năm 2024, thâm hụt đã tăng gần 3 lần, đạt 22,69 triệu USD.

 

Tình trạng nhập siêu kim chi không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà đang trở thành nguy cơ dài hạn cho ngành thực phẩm truyền thống Hàn Quốc. Việc kim chi Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường Hàn Quốc phản ánh sự mất cân đối giữa chi phí sản xuất nội địa và nhu cầu tiết kiệm chi phí trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống. 

 

Theo thống kê, hơn 90% kim chi sử dụng tại nhà hàng, trường học và cơ sở cung cấp suất ăn tập thể (B2B) hiện nay là hàng nhập từ Trung Quốc. nơi giá thành chỉ bằng 10 - 30% so với kim chi Hàn Quốc. Nguyên nhân chính nằm ở chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là bắp cải, nguyên liệu chính của kim chi. Mùa đông năm 2024 chứng kiến sản lượng bắp cải sụt giảm do thời tiết khắc nghiệt, kéo theo giá bán lẻ trung bình tăng hơn 24%, vượt ngưỡng 5.400 won/1 cây. Cùng với chi phí nhân công và vận hành gia tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kim chi nội địa buộc phải tăng giá đẩy người tiêu dùng và doanh nghiệp sang lựa chọn hàng nhập khẩu giá rẻ. 

 

Không chỉ tác động đến các doanh nghiệp thực phẩm, tình trạng này còn ảnh hưởng lan tỏa đến nông dân trồng bắp cải, khiến nhu cầu nguyên liệu trong nước giảm theo. Đây là vòng xoáy tiêu cực: kim chi nội địa giảm tiêu thụ → giá nguyên liệu mất ổn định → chi phí sản xuất tăng → giảm sức cạnh tranh. Mặc dù đã từng có các biện pháp bảo hộ ngành kim chi thông qua quy định “doanh nghiệp phù hợp với quy mô nhỏ”, nhiều chính sách đã được nới lỏng từ 2019. Hiện nay, các công ty lớn chủ yếu rút khỏi thị trường suất ăn tập thể theo hình thức tự nguyện, nhường lại không gian cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, song lại để lại khoảng trống cạnh tranh cho sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.

 

Trong bối cảnh cuộc “chiến kim chi” với Trung Quốc ngày càng rõ nét, Hàn Quốc cần chủ động tái định vị ngành thực phẩm truyền thống này như một phần của năng lực cạnh tranh quốc gia, không chỉ để giữ thị phần trong nước, mà còn để khẳng định vai trò của mình trong văn hóa ẩm thực toàn cầu.

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Kinh tế

SK Earthon Thử Nghiệm Thành Công Sản Xuất Dầu Tại Việt Nam

1
goyang
Lượt xem 1506
Thích 0
2025.02.04
SK Earthon Thử Nghiệm Thành Công Sản Xuất Dầu Tại Việt Nam

Musinsa có chuẩn bị IPO trong năm 2025 ?

1
goyang
Lượt xem 3124
Thích 0
2025.02.03
Musinsa có chuẩn bị IPO trong năm 2025 ?

Hàn Quốc vượt Nhật Bản về GDP bình quân đầu người

1
goyang
Lượt xem 3115
Thích 0
2025.02.03
Hàn Quốc vượt Nhật Bản về GDP bình quân đầu người

K-culture – Yếu tố quan trọng thu hút bệnh nhân quốc tế đến Hàn Quốc

1
goyang
Lượt xem 2318
Thích 0
2025.02.03
K-culture – Yếu tố quan trọng thu hút bệnh nhân quốc tế đến Hàn Quốc

Khủng hoảng truyền thông “Paik Ham” của Pak Jong Won – Khi thương hiệu cá nhân trở thành con dao hai lưỡi

+3
1
goyang
Lượt xem 2147
Thích 0
2025.02.03
Khủng hoảng truyền thông “Paik Ham” của Pak Jong Won – Khi thương hiệu cá nhân trở thành con dao hai lưỡi

Công ty fintech B2B Hàn Quốc Dozn chuẩn bị IPO trên Kosdaq với vốn hóa thị trường 202,5 triệu USD

M
Ocap
Lượt xem 2371
Thích 0
2025.02.01
Công ty fintech B2B Hàn Quốc Dozn chuẩn bị IPO trên Kosdaq với vốn hóa thị trường 202,5 triệu USD

Thương hiệu thời trang thể thao Hàn Quốc Fila phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc, báo hiệu lợi nhuận tích cực năm 2025

1
goyang
Lượt xem 2232
Thích 0
2025.02.01
Thương hiệu thời trang thể thao Hàn Quốc Fila phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc, báo hiệu lợi nhuận tích cực năm 2025

Doanh thu các công ty luật Hàn Quốc bùng nổ nhờ M&A và tranh chấp quản lý năm 2024

1
goyang
Lượt xem 2275
Thích 0
2025.02.01
Doanh thu các công ty luật Hàn Quốc bùng nổ nhờ M&A và tranh chấp quản lý năm 2024

Các tập đoàn thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc tăng trưởng mạnh nhờ làn sóng K-food toàn cầu

M
Ocap
Lượt xem 2537
Thích 0
2025.01.31
Các tập đoàn thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc tăng trưởng mạnh nhờ làn sóng K-food toàn cầu

Coupang Eats ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Nhật Bản

M
Ocap
Lượt xem 2520
Thích 0
2025.01.23
Coupang Eats ra mắt dịch vụ giao đồ ăn tại Nhật Bản

Blackstone nhắm vào ngành khách sạn và kho vận tại Hàn Quốc

M
Ocap
Lượt xem 2335
Thích 0
2025.01.23
Blackstone nhắm vào ngành khách sạn và kho vận tại Hàn Quốc

Sono Hospitality lên kế hoạch thâu tóm hãng hàng không T'way Air

M
Ocap
Lượt xem 1649
Thích 0
2025.01.23
Sono Hospitality lên kế hoạch thâu tóm hãng hàng không T'way Air

Doanh số của Hyundai-Kia tại châu Âu giảm gần 4% trong năm 2024

+1
1
open
Lượt xem 2009
Thích 0
2025.01.22
Doanh số của Hyundai-Kia tại châu Âu giảm gần 4% trong năm 2024

Michael Byung Ju Kim và David Lee: Hai nhân vật ảnh hưởng nhất trên thị trường đầu tư Hàn Quốc

+1
M
Ocap
Lượt xem 2162
Thích 0
2025.01.21
Michael Byung Ju Kim và David Lee: Hai nhân vật ảnh hưởng nhất trên thị trường đầu tư Hàn Quốc

Tái cấu trúc tại các tập đoàn lớn Hàn Quốc

M
Ocap
Lượt xem 1990
Thích 0
2025.01.21
Tái cấu trúc tại các tập đoàn lớn Hàn Quốc
9 10 11 12 13