DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM HÀN QUỐC ĐẠT TĂNG TRƯỞNG TRONG QUÝ 3 NHỜ NGƯỜI TIÊU DÙNG THAY ĐỔI HÀNH VI
![[Photo by Yonhap]](https://file.mk.co.kr/meet/neds/2023/11/image_readtop_2023_880578_17000290445706201.jpg)
Người tiêu dùng Hàn Quốc chuyển sang mua nhiều thực phẩm chế biến
Trong giai đoạn vật giá leo thang hiện nay tại Hàn Quốc, người tiêu dùng đang chuyển hướng thay vì ăn ở ngoài như trước đây thì chuyển dần sang ăn những buổi ăn tiện và đơn giản (convenient meal) tại nhà.
Theo số liệu của Statistics Korea, quy mô bán lẻ của thực phẩm đạt 17.35 ngàn tỷ won (tương đương khoảng 13.2 tỷ USD, khoảng 322,692 tỷ đồng) trong tháng 9, tăng khoảng 10.25 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tăng trưởng cao nhất từ tháng 1 năm 2022 đến nay.
Sự tăng trưởng này trái ngược với xu hướng giảm của người tiêu dùng ở thị trường bán lẻ Hàn Quốc.
Ngành thực phẩm hiện chiếm 31.9% trong thị trường bán lẻ tháng 9. Lần đầu vượt mức 30% từ tháng 1 năm nay.
Quy mô bán lẻ thực phẩm là số liệu lấy từ doanh thu bán thực phẩm của các điểm bán lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các hình thức kinh doanh tương tự.
Yếu tố tăng giá của nhóm trái cây đóng vai trò trong xu hướng tăng này.
Loại trừ yếu tố tăng giá thì quy mô bán lẻ thực phẩm trong tháng 9 tăng khoảng 3.6% theo năm.
Ngược lại, doanh thu của nhà hàng và quán bar giảm 2.3%
Thực phẩm chế biến đang được người tiêu dùng quan tâm khá nhiều ở thời điểm hiện tại. Nhất là tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, doanh số bán thực phẩm chế biến tăng, được nhìn nhận là do việc người tiêu dùng đang coi nhóm sản phẩm này như là sự thay thế cho việc đi ăn ngoài.
Theo Korea Consumer Agency, giá của các món ăn khi đi ăn bên ngoài liên tục tăng trong năm nay.
Ví dụ giá cơm cuốn tại Seoul tăng từ 3,215 won trong tháng 9 lên 3,254 won trong tháng 10.
Cơm trộn tăng từ 15,000 lên 15,577 won trong thời gian khoảng tương tự.
Do giá ăn ngoài ngày càng tăng nên nhu cầu thực phẩm chế biến tăng như là một giải pháp thay thế, khi doanh thu bán hàng của nhóm thực phẩm chế biến ngày càng tăng trưởng.
Doanh nghiệp thực phẩm tăng trường lợi nhuận
Xu hướng này cũng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chế biến trong quý 3 năm 2023.
Ví dụ CJ Cheil Jedang công bố lợi nhuận từ hoạt đồng kinh doanh của mảng thực phẩm tăng 12% đạt 234.1 tỷ won (tương đương 4,354 tỷ đồng). Kết quả tương phãn với sự sự giảm 21% trong quý 1 và 14.9% trong quý 2.
Những doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
Như Nongshim ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 103.9% trong quý 3, đạt 55.7 tỷ won (tương đương 1,035 tỷ đồng)
Bình luận 0

Kinh tế
LG Energy Solution công bố lợi nhuận hoạt động năm 2024 giảm 73,4%

Hàn Quốc cải cách hệ thống IPO và thắt chặt tiêu chí niêm yết

Phát Hiện Dầu Mới tại Lô 15-2/17 Ngoài Khơi Việt Nam: SK earthon Khẳng Định Chiến Lược Phát Triển Tài Nguyên Tại Đông Nam Á

Daewoo E&C hợp tác cùng Becamex và Sun Group: Bước tiến lớn trong phát triển bất động sản tại Việt Nam

Chứng khoán Hàn Quốc : Chỉ số KOSPI dự kiến sẽ phục hồi và tăng trưởng trong năm 2025

Nhu cầu mua cao gấp 7 lần so với lượng trái phiếu phát hành của POSCO

Shinsegae và Lotte tìm kiếm thị trường mới khi tiêu dùng trong nước sụt giảm

T’way Air trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Hàn Quốc sở hữu cơ sở bảo trì máy bay riêng

OK Financial chuẩn bị mua lại Sangsanin Savings Bank

Xiaomi mở rộng tại Hàn Quốc với công ty con mới và dòng sản phẩm đa dạng

Temu vươn lên vị trí thứ 3 tại Hàn Quốc: Cơ hội và thách thức trong thị trường mua sắm trực tuyến

Chuỗi cà phê Cộng Cà Phê được rao bán tại Hàn Quốc

Các hãng dược phẩm Hàn Quốc chiếm hơn nửa thị trường biosimilar châu Âu

Các ông lớn bán lẻ Hàn Quốc tìm động lực tăng trưởng trong năm 2025 giữa bối cảnh nhu cầu yếu

Naver tích hợp thêm tính năng AI vào trình duyệt Whale
