DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM HÀN QUỐC ĐẠT TĂNG TRƯỞNG TRONG QUÝ 3 NHỜ NGƯỜI TIÊU DÙNG THAY ĐỔI HÀNH VI
![[Photo by Yonhap]](https://file.mk.co.kr/meet/neds/2023/11/image_readtop_2023_880578_17000290445706201.jpg)
Người tiêu dùng Hàn Quốc chuyển sang mua nhiều thực phẩm chế biến
Trong giai đoạn vật giá leo thang hiện nay tại Hàn Quốc, người tiêu dùng đang chuyển hướng thay vì ăn ở ngoài như trước đây thì chuyển dần sang ăn những buổi ăn tiện và đơn giản (convenient meal) tại nhà.
Theo số liệu của Statistics Korea, quy mô bán lẻ của thực phẩm đạt 17.35 ngàn tỷ won (tương đương khoảng 13.2 tỷ USD, khoảng 322,692 tỷ đồng) trong tháng 9, tăng khoảng 10.25 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tăng trưởng cao nhất từ tháng 1 năm 2022 đến nay.
Sự tăng trưởng này trái ngược với xu hướng giảm của người tiêu dùng ở thị trường bán lẻ Hàn Quốc.
Ngành thực phẩm hiện chiếm 31.9% trong thị trường bán lẻ tháng 9. Lần đầu vượt mức 30% từ tháng 1 năm nay.
Quy mô bán lẻ thực phẩm là số liệu lấy từ doanh thu bán thực phẩm của các điểm bán lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các hình thức kinh doanh tương tự.
Yếu tố tăng giá của nhóm trái cây đóng vai trò trong xu hướng tăng này.
Loại trừ yếu tố tăng giá thì quy mô bán lẻ thực phẩm trong tháng 9 tăng khoảng 3.6% theo năm.
Ngược lại, doanh thu của nhà hàng và quán bar giảm 2.3%
Thực phẩm chế biến đang được người tiêu dùng quan tâm khá nhiều ở thời điểm hiện tại. Nhất là tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, doanh số bán thực phẩm chế biến tăng, được nhìn nhận là do việc người tiêu dùng đang coi nhóm sản phẩm này như là sự thay thế cho việc đi ăn ngoài.
Theo Korea Consumer Agency, giá của các món ăn khi đi ăn bên ngoài liên tục tăng trong năm nay.
Ví dụ giá cơm cuốn tại Seoul tăng từ 3,215 won trong tháng 9 lên 3,254 won trong tháng 10.
Cơm trộn tăng từ 15,000 lên 15,577 won trong thời gian khoảng tương tự.
Do giá ăn ngoài ngày càng tăng nên nhu cầu thực phẩm chế biến tăng như là một giải pháp thay thế, khi doanh thu bán hàng của nhóm thực phẩm chế biến ngày càng tăng trưởng.
Doanh nghiệp thực phẩm tăng trường lợi nhuận
Xu hướng này cũng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chế biến trong quý 3 năm 2023.
Ví dụ CJ Cheil Jedang công bố lợi nhuận từ hoạt đồng kinh doanh của mảng thực phẩm tăng 12% đạt 234.1 tỷ won (tương đương 4,354 tỷ đồng). Kết quả tương phãn với sự sự giảm 21% trong quý 1 và 14.9% trong quý 2.
Những doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
Như Nongshim ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 103.9% trong quý 3, đạt 55.7 tỷ won (tương đương 1,035 tỷ đồng)
Bình luận 0

Kinh tế
Cổ phiếu quốc phòng và sản xuất vũ khí Hàn Quốc giảm khi lệnh ngừng bắn của Israel tiến gần

Các hãng hàng không Hàn Quốc mở đường bay tới các thành phố nhỏ ở Nhật Bản để tăng lợi nhuận

Xe điện BYD tự tin dập tăt lo ngại về cháy nổ xe điện tại Hàn Quốc với Pin Blade

Sự bất mãn của nhân viên Samsung khi cổ phiếu lao dốc

CJ CheilJedang Muốn Bán Mảng Kinh Doanh Công Nghệ Sinh Học Lên Thị Trường Với Giá 4 Tỷ USD

Amorepacific dốc toàn lực tăng cường mở rộng quy mô kinh doanh ra thị trường quốc tế

BYD ra mắt xe sedan điện tại thị trường Hàn Quốc và những thử thách trước mắt

Kbank tiếp tục tăng trưởng kỷ lục trong quý 3

Bitcoin Tăng Mạnh, Phá Mốc 114 Triệu Won Giữa Làn Sóng Lạc Quan Về Chính Sách Của Trump

Chiến thắng của tổng thống Trump có thể ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền điện tử Hàn Quốc

Bitcoin sẽ tăng đến mức nào?

Lotte Shopping Công bố Lợi Nhuận Hoạt Động Tăng 9.1% Trong Quý 3, "Tiếp Tục Phát Triển Kinh Doanh Ở Nước Ngoài Với Trọng Tâm Tại Việt Nam"

Thế hệ trẻ dẫn đầu làn sóng xóa bỏ thuế đầu tư tài chính! Câu chuyện đằng sau cơn sốt đầu tư tại Hàn Quốc

Bán 5,05% Cổ Phần Tại Masan Group - SK Group Điều Chỉnh Danh Mục Đầu Tư Tại Việt Nam

Lotte Thâm Nhập Thị Trường Tài Chính Tiêu Dùng Việt Nam
