Sinh viên đại học Hàn quốc bị chỉ trích vì quay clip ngắn giả làm kẻ theo dõi phụ nữ ban đêm

Một loạt video ngắn được đăng bởi các sinh viên nam tại Hàn Quốc đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng vì nội dung mô phỏng hành vi rình rập phụ nữ ban đêm – dưới danh nghĩa "giúp cô ấy về nhà an toàn". Dù được dựng lên như một trò đùa, những video này đang gợi lại nỗi sợ hãi và hoảng loạn mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong đời thực.
Một tài khoản Instagram của Khoa Điện – Điện tử, Đại học Korea (@ku_electreels) đã đăng tải đoạn video dài 10 giây với phụ đề: “Chọn một cô gái ngẫu nhiên và giúp cô ấy về nhà an toàn.” Trong video, một nam sinh chạy theo một cô gái đang đi một mình trên con phố vắng ban đêm. Không có bất kỳ lời giải thích nào, cô gái sợ hãi bỏ chạy mà không hề ngoái lại nhìn.
Mặc dù được cho là để quảng bá cho sự kiện phát đồ ăn vặt mùa thi, video nhanh chóng vấp phải chỉ trích vì gợi nhớ đến những vụ theo dõi, quấy rối và tấn công phụ nữ từng gây chấn động tại Hàn Quốc.
Chỉ vài ngày sau, video đã bị gỡ bỏ và nhóm sinh viên đăng tải đã lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên, làn sóng phẫn nộ chưa dừng lại khi sinh viên của Đại học Quốc gia Chungbuk và Đại học Hanbat cũng đăng tải những video tương tự. Trong đó, hai hoặc ba nam sinh đuổi theo một nữ sinh trên con đường vắng, kèm phụ đề y hệt: “Giúp một nữ sinh ngẫu nhiên về nhà an toàn.”
Những đoạn clip này sau đó cũng bị xóa bỏ và các nhóm sinh viên liên quan đều đưa ra lời xin lỗi công khai. Sự việc xảy ra trong bối cảnh số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy: gần 45% phụ nữ Hàn Quốc trên 13 tuổi cảm thấy không an toàn khi đi bộ một mình vào ban đêm. Năm 2022, cảnh sát đã yêu cầu lệnh bắt giữ đối với hơn 10.000 nghi phạm trong tổng số gần 30.000 đơn tố cáo tội phạm liên quan đến theo dõi. Trong khi đó, Viện Nhân quyền Phụ nữ Hàn Quốc cho biết số ca tư vấn liên quan đến hành vi rình rập đã tăng gấp 2,3 lần vào năm 2024 so với ba năm trước đó. Điều đáng lo ngại hơn, xu hướng quay video mô phỏng “giúp phụ nữ về nhà” vốn bắt nguồn từ TikTok nước ngoài. Nhiều đoạn clip trên nền tảng này cho thấy những người đàn ông, thường đeo khẩu trang hoặc đội mũ, đuổi theo phụ nữ trong bóng tối — thậm chí có đoạn còn ghi lại cảnh họ gào thét hay chạm vào người phụ nữ.
Một số video thu hút hàng triệu lượt thích và hàng chục nghìn bình luận, tạo thành trào lưu số hóa “giả làm kẻ theo dõi”, như một video có nhãn “72” đạt tới 8,2 triệu lượt thích tính đến cuối tuần qua.
Một cư dân mạng bức xúc viết: “Có quá nhiều nạn nhân nữ đã bị tấn công, thậm chí sát hại sau khi bị theo dõi kiểu này. Làm video mô phỏng lại cảnh đó, liệu có gì đáng cười?”
Một người khác thì nói: “Không thể tin được loại nội dung mô phỏng tội ác lại có thể trở thành thử thách và lan truyền trên mạng.”
Giáo sư Kwak Dae-kyung, chuyên ngành Tư pháp Cảnh sát tại Đại học Dongguk cảnh báo: “Những video như vậy không chỉ khơi lại ký ức đau đớn của các nạn nhân mà còn khiến xã hội trở nên vô cảm với tội ác, làm mờ ranh giới giữa đúng và sai.”
Và có lẽ, đó mới chính là điều đáng sợ nhất: khi sự vô cảm được nguỵ trang trong vỏ bọc “nội dung giải trí”, và nỗi sợ thật của ai đó lại trở thành chủ đề để người khác… câu like.
Bình luận 0

Tin tức
Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": 8 năm mất tích - Án mạng hay âm mưu hoàn hảo?

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Cái chết bí ẩn của nam ca sĩ Kim Sung-Jae và 28 mũi tiêm ma quái

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ giả mạo.

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ lạ mặt sống trong gác mái.

Tiệc buffet bánh mì giá 7 đô la gây phản ứng trái chiều vì lãng phí thực phẩm

UNESCO công nhận Danyang, vùng ven biển danh lam và núi Paektu là Công viên Địa chất Toàn cầu

Người Hàn Quốc thật sự có thể làm việc 4 ngày một tuần không?

Giả mạo tỷ lệ chuyên cần cho du học sinh nước ngoài… Nhà máy kim chi bị phát hiện sử dụng lao động bất hợp pháp

Chuyến đi 4 năm ấp ủ, kết thúc trong 6 tháng: Câu chuyện bi thương của Tulsi và vết thương âm thầm của lao động nhập cư tại Hàn Quốc

Khu nhà trọ Gosiwon Noryangjin và Sinlim: Từ thánh địa ôn thi Hàn Quốc thành Khu người nước ngoài ở tạm

Người Việt Nam 30 tuổi bị bắt tại Mokpo vì tấn công đồng hương bằng hung khí

Góc nhìn của phóng viên Hàn : Ba không của thanh niên Việt Nam

Người Việt vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc: Báo động từ những con số và hệ lụy

Chuyện chính trị và người trẻ

Phanh phui đường dây đưa hơn 100 người Việt nhập cảnh trái phép vào Hàn Quốc dưới danh nghĩa thủy thủ
