Phóng viên lần lượt nhập viện tâm thần, đài CBS Gwangju đang đối mặt cáo buộc quấy rối nghiêm trọng tại nơi làm việc

Ngày 14/4, nhiều phóng viên thuộc đài truyền hình CBS Gwangju (Hàn Quốc) đã tố cáo công khai về hành vi lạm dụng quyền lực và quấy rối tại nơi làm việc từ một số lãnh đạo, khiến một số người phải điều trị tâm thần vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Theo thông báo từ Chi hội Gwangju, Công đoàn toàn quốc ngành Báo chí CBS, tổ chức này đã gửi đơn yêu cầu thanh tra đến trụ sở chính, đề nghị làm rõ hàng loạt cáo buộc nghiêm trọng đối với ông A - đại diện CBS Gwangju, ông B - cựu giám đốc sản xuất – biên tập và ông C - giám đốc sản xuất, biên tập hiện tại.
Theo lời tố cáo, ông A khi còn giữ vị trí giám đốc sản xuất đã xé bài viết in ra rồi ném vào mặt phóng viên, vì cho rằng cỡ chữ quá nhỏ. Trước đó, ông này cũng từng viết bài quảng bá cho một ứng viên chính trị nổi bật rồi yêu cầu đăng dưới tên phóng viên khác, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo.
Trong khi đó, ông B bị cáo buộc yêu cầu một phóng viên thực hiện việc “chạy chọt” giúp người thân được thăng chức tại một cơ quan hành chính địa phương vào tháng 9/2021. Người phóng viên đã trực tiếp gặp các lãnh đạo địa phương để truyền đạt nội dung "gợi ý" này và báo cáo lại quá trình cho ông B. Ngoài ra, ông này còn được cho là đã yêu cầu xin giấy phép tạm thời cho một nhà thờ chưa đủ điều kiện hoàn công, vụ việc xảy ra không lâu sau thảm kịch sập tòa nhà tại quận Hakdong, khiến 9 người thiệt mạng.
Cũng trong tố cáo, ông C bị cho là yêu cầu phóng viên trẻ thực hiện phỏng vấn và viết bài nhưng lại xuất bản dưới tên của mình, vi phạm đạo đức báo chí. Ngoài ra, ông còn nhiều lần gọi phóng viên tham gia các buổi tiệc rượu, kéo đến hát karaoke chung, gây khó chịu cho người tham dự.
Trước các hành vi bị tố cáo, một số nhà báo đã được chẩn đoán mắc trầm cảm và phải điều trị chuyên khoa tâm thần từ năm ngoái. Các phóng viên cho biết họ đã “bị chà đạp nhân phẩm suốt hơn 10 năm qua nhưng không dám lên tiếng vì sợ hãi”, đồng thời kêu gọi chấm dứt vòng xoáy bạo lực và quấy rối trong môi trường làm việc. Ngày 14/4, các thành viên của Công đoàn CBS Gwangju tiếp tục tổ chức biểu tình bằng biểu ngữ tại trụ sở chính của CBS ở Seoul, yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc và đưa ra các biện pháp ngăn chặn tái diễn.
Trước cáo buộc, ông A từ chối trả lời báo chí, cho biết “chưa phải là thời điểm hay vị trí thích hợp để lên tiếng”. Ông B xác nhận “có nhờ phóng viên truyền đạt kiến nghị của công ty đến cơ quan chức năng, nhưng không phải vấn đề cá nhân”, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối nếu điều đó gây tổn thương cho người khác. Trong khi đó, ông C khẳng định “chưa từng thực hiện hành vi lạm dụng nào” và “chưa được thông báo chính thức về cáo buộc từ phía công ty nên chưa thể đưa ra bình luận”.
Vụ việc vẫn đang được tiến hành làm rõ, KimChiNha sẽ cập nhật ngay khi nhận thông tin.
Bình luận 0

Tin tức
BIỂU CẢM HIẾM THẤY CỦA CHỦ TỊCH SAMSUNG LEE JAE YONG

Hàn Quốc tiếp tục duy trì thành tích học tập đứng đầu OECD

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀN QUỐC : “KHÔNG CHẤP NHẬN NGƯỜI NHẬP CƯ, HÀN QUỐC SẼ BIẾN MẤT KHỎI BẢN ĐỒ”

Xe buýt đêm không người lái đầu tiên trên thế giới tại Hàn Quốc

Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên

Seoul cho ra mắt phần mềm gọi taxi dành riêng cho du khách ngoại quốc

Hàn Quốc giành vị trí thứ 6 trên BXH năng lực cạnh tranh kỹ thuật số thế giới

Xuất khẩu lá rong biển khô và thực phẩm cơm ăn liền Hàn Quốc trong 10 tháng đầu năm ghi nhận mức kỷ lục

NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA HÀN QUỐC GIẢM – CƠ HỘI CHO NHÂN LỰC VIỆT TẠI HÀN

Doanh thu xuất khẩu album K-pop đạt mức cao nhất mọi thời đại

Bí quyết gì khiến Gimbap đóng gói thương hiệu Hàn được người Mỹ yêu thích?

HÀN QUỐC SẼ CẤP 165,000 VISA E-9 TRONG NĂM 2024

Triển lãm về “Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc” đầu tiên tại Bắc Kinh

Kim ngạch xuất khẩu K-food vượt ngưỡng 10 tỷ USD

Xuất khẩu mì tôm Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1 nghìn tỷ KRW
