Kim chi nha

Hàn Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách “Các quốc gia nhạy cảm” (Sensitive and Other Designated Countries - SCL)

1
bngoc_022
2025.03.19 Thích 0 Lượt xem 1476 Bình luận 0

Hàn Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách “Các quốc gia nhạy cảm”

Đến hôm nay thì tin tức về việc Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách “Các quốc gia nhạy cảm” (Sensitive and Other Designated Countries - SCL) đã trở nên nóng sốt các diễn đàn công nghệ cao, vì đây vốn không chỉ là một danh sách bình thường và cái tên cũng đủ làm ta đặt ra nhiều nghi vấn, kéo theo những lo ngại về hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân - một trong những trụ cột công nghệ giữa hai nước. Vậy danh sách này có nghĩa lý gì và việc này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Hàn cụ thể ra sao. Cùng KimChiNha tìm hiểu nhé. 

 

Theo báo cáo thuộc bộ phận kiểm toán quốc hội của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) và những nguồn tin từ cả quan chức Hàn Quốc, xuất phát điểm của cục diện bây giờ bắt nguồn từ một sự cố tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Idaho (INL) còn được biết đến là trung tâm nghiên cứu hạt nhân hàng đầu của Mỹ. Một nhân sự làm việc tại đây đã bị cơ quan tình báo Hoa Kỳ phát hiện khi cố gắng mang phần mềm bí mật để trốn khỏi Hàn Quốc.

 

Đối với các bạn hay theo dõi trang báo công nghệ thì INL hoàn toàn không phải là một cái tên xa lạ. Đây vốn là cái nôi của công nghệ hạt nhân Mỹ, nơi vận hành lò phản ứng thương mại đầu tiên thế giới năm 1955 và hiện sở hữu hơn 70 lò thử nghiệm với thiết bị hiện đại tiên tiến bậc nhất. Ngoài nghiên cứu năng lượng hạt nhân, INL còn hỗ trợ phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân, giám sát phóng xạ và phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) - những công nghệ đang được coi là tương lai của ngành này.

 

Hiện tại, INL đang hợp tác với Hàn Quốc trong một số lĩnh vực quan trọng như pyroprocessing, công nghệ lò phản ứng tiên tiến, an ninh mạng, và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đáng chú ý nhất chính là pyroprocessing, một công nghệ xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, vốn là tâm điểm của Thỏa thuận Hạt nhân Mỹ - Hàn từ năm 2015.

Hàn Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách “Các quốc gia nhạy cảm”

Nếu chỉ nghe qua, pyroprocessing nghe có vẻ là một quá trình xử lý chất thải phóng xạ. Nhưng trên thực tế, đây là một công nghệ đột phá giúp giảm khối lượng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng xuống còn 1/20, đồng thời giảm mức độ phóng xạ xuống 1/1000. Theo nghiên cứu được đưa ra, bằng cách tách các nguyên tố phóng xạ nguy hiểm (cesium, strontium) ra khỏi nhiên liệu đã qua sử dụng và đốt cháy các nguyên tố siêu uranium như plutonium, americium trong lò phản ứng làm mát bằng natri (SFR), công nghệ này có tiềm năng thay đổi cuộc chơi của ngành điện hạt nhân.

 

Hàn Quốc và Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu pyroprocessing từ hơn 10 năm trước, bởi cả hai đều đang đối mặt với vấn đề xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Thậm chí, theo Lee Ki-bok (Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc) thì Mỹ cũng đang rất cần công nghệ này. Đây cũng chính là lý do họ hợp tác với Hàn Quốc, là một trong những nước có nền công nghệ hạt nhân mạnh nhất thế giới.

 

Ở giai đoạn hiện tại, nghiên cứu này đã tiến tới bước quan trọng đó chính là thử nghiệm: một bước tiến lớn sau giai đoạn phát triển công nghệ. Cả hai bên đều đang quyết tâm hoàn thành thử nghiệm theo đúng như kế hoạch. Nhưng rất đáng tiếc vì nếu các biện pháp hạn chế liên quan đến danh sách “Quốc gia nhạy cảm” có hiệu lực từ tháng sau, hợp tác nghiên cứu này hoàn toàn có thể gặp rắc rối.


 

Ở đây các chuyên gia đã đặt ra hai giả thuyết chính xoay quanh động thái của Mỹ. Đầu tiên chính là việc một nhân sự INL bị phát hiện đưa phần mềm mật ra khỏi Hàn Quốc có thể đã khiến chính quyền Mỹ thắt chặt kiểm soát đối với các đối tác nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như hạt nhân. Những quy định mới sẽ khiến các quan chức và nhà nghiên cứu Hàn Quốc gặp khó khăn hơn khi tiếp cận các cơ sở nghiên cứu của Mỹ, do họ sẽ phải qua nhiều bước kiểm tra danh tính, báo cáo thông tin và tất nhiên phải chịu giám sát an ninh chặt chẽ hơn gấp nhiều lần.

 

Giả thuyết thứ hai xoanh quanh việc bản quyền sở hữu trí tuệ. Một số người cho rằng Mỹ hoàn toàn không muốn chia sẻ toàn bộ công nghệ pyroprocessing với Hàn Quốc. Do đó, động thái này có thể là hồi chuông cảnh báo để đảm bảo họ giữ quyền kiểm soát đối với những đột phá công nghệ mà cả hai đã tìm ra. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng khả năng này không cao, bởi công nghệ pyroprocessing hiện tại được đầu tư theo tỷ lệ 50-50 giữa Hàn Quốc và Mỹ, nên nếu việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có xảy ra thì % Hàn Quốc thua cuộc là khá thấp.

 

Ngoài ra, còn tồn tại một giả thuyết khác mà mình có thu thập được, đó chính là vụ tranh chấp bản quyền thiết kế lò phản ứng hạt nhân giữa tập đoàn Westinghouse (Mỹ) và Hàn Quốc. Gần đây, Westinghouse đã kiện Hàn Quốc về bản quyền công nghệ lò phản ứng và diễn biến đặc biệt căng thẳng trong quá trình đấu thầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Séc. Nếu động thái thêm Hàn Quốc vào danh sách "quốc gia nhạy cảm" này là một đòn gián tiếp để hỗ trợ Westinghouse, điều đó có nghĩa là vấn đề không hoàn toàn xuất phát từ lo ngại an ninh mà có thể là một cuộc chơi kinh tế lẫn chính trị.

 

Một số người trong giới học thuật Hàn Quốc cũng cho rằng đây là một “sai sót hành chính” của Mỹ. Việc đưa Hàn Quốc vào danh sách có thể chỉ là một biện pháp tạm thời để xử lý tranh chấp với Westinghouse, nhưng lẽ ra Mỹ nên rút lại ngay sau khi vấn đề được giải quyết. Tuy nhiên, do thay đổi chính quyền, sự điều chỉnh này có thể đã bị trì hoãn?

 

Vậy cuối cùng, các biện pháp Hàn Quốc đưa ra như thế nào? Và liệu tình hình quan hệ giữa hai nước liệu có xấu đi? Vừa rồi ông Joseph Yoon (Đại biện Mỹ tại Hàn Quốc) đã lên tiếng để hạ nhiệt tình hình, khẳng định rằng danh sách "quốc gia nhạy cảm" chỉ áp dụng cho các viện nghiên cứu thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và không ảnh hưởng đến các lĩnh vực hợp tác khác như AI hay công nghệ sinh học. Ông cũng cho rằng vấn đề đã bị nghiêm trọng hóa và không xuất phát từ bất kỳ mâu thuẫn nghiêm trọng nào giữa hai nước.

 

Dù vậy,  hiển nhiên các chuyên gia vẫn tỏ ra cảnh giác. Như một nhân sự trong ngành công nghiệp hạt nhân Hàn Quốc  có chia sẻ: "Đây có thể chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng cũng có thể là một vấn đề lớn. Quan trọng là chúng ta phải mở rộng đối thoại với Mỹ và làm rõ mọi khúc mắc trước khi nó trở thành một rào cản thực sự."

 

Việc Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách “quốc gia nhạy cảm” có thể xuất phát từ nhiều lý do – từ lo ngại an ninh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đến tranh chấp với Westinghouse. Dù chưa có dấu hiệu rõ ràng về một rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Hàn, nhưng nếu vấn đề không được giải quyết nhanh chóng, nó có thể ảnh hưởng đến hợp tác công nghệ cao giữa hai nước trong tương lai.

 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một hiểu lầm tạm thời hay là bước khởi đầu của một cuộc chơi chính trị phức tạp hơn? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời và KimChiNha sẽ cập nhật sớm nhất cho bạn đọc.

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tin tức

Tại sao các bác sĩ hoan nghênh việc luận tội Yoon Suk Yeol ở Hàn Quốc

M
nyanchan
Lượt xem 152
Thích 0
2025.04.06
Tại sao các bác sĩ hoan nghênh việc luận tội Yoon Suk Yeol ở Hàn Quốc

Các ứng cử viên tổng thống chuẩn bị cho cuộc đua; Thị trưởng Daegu Hong Joon-pyo là người đầu tiên tham gia

M
nyanchan
Lượt xem 380
Thích 0
2025.04.06
Các ứng cử viên tổng thống chuẩn bị cho cuộc đua; Thị trưởng Daegu Hong Joon-pyo là người đầu tiên tham gia

Hàn Quốc phải tiến về phía trước, không chùn bước, sau phán quyết luận tội

M
nyanchan
Lượt xem 346
Thích 0
2025.04.06
Hàn Quốc phải tiến về phía trước, không chùn bước, sau phán quyết luận tội

Sự ra đi của cựu Tổng thống Yoon mở đường cho việc trở lại của hội nghị thượng đỉnh Seoul — Trump dẫn đầu

M
nyanchan
Lượt xem 425
Thích 0
2025.04.06
Sự ra đi của cựu Tổng thống Yoon mở đường cho việc trở lại của hội nghị thượng đỉnh Seoul — Trump dẫn đầu

Cách sự sụp đổ của Yoon Suk Yeol đã thúc đẩy sự trỗi dậy của phe bảo thủ Hàn Quốc

M
nyanchan
Lượt xem 400
Thích 0
2025.04.06
Cách sự sụp đổ của Yoon Suk Yeol đã thúc đẩy sự trỗi dậy của phe bảo thủ Hàn Quốc

Sau thất bại tại Tòa án Hiến pháp, Yoon Suk Yeol giờ đây đối mặt với phiên tòa hình sự.

+1
M
nyanchan
Lượt xem 413
Thích 0
2025.04.06
Sau thất bại tại Tòa án Hiến pháp, Yoon Suk Yeol giờ đây đối mặt với phiên tòa hình sự.

Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon bị luận tội

M
nyanchan
Lượt xem 408
Thích 0
2025.04.06
Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon bị luận tội

Liên Ngành – Xu hướng tích hợp kiến thức trong kỷ nguyên đổi mới và đa chiều

M
nyanchan
Lượt xem 387
Thích 0
2025.04.05
Liên Ngành – Xu hướng tích hợp kiến thức trong kỷ nguyên đổi mới và đa chiều

THU HẸP KHOẢNG CÁCH GIỮA THẾ HỆ Z VÀ CÁC THẾ HỆ KHÁC TRONG CÔNG VIỆC: THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP

M
nyanchan
Lượt xem 398
Thích 0
2025.04.05
THU HẸP KHOẢNG CÁCH GIỮA THẾ HỆ Z VÀ CÁC THẾ HỆ KHÁC TRONG CÔNG VIỆC: THÁCH THỨC & GIẢI PHÁP

Vì sao tiếng Hàn vẫn là ngôn ngữ được người Việt Nam ưu tiên chọn học trong suốt 10 năm qua?

M
nyanchan
Lượt xem 330
Thích 0
2025.04.05
Vì sao tiếng Hàn vẫn là ngôn ngữ được người Việt Nam ưu tiên chọn học trong suốt 10 năm qua?

Ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc?

+1
1
hsiao
Lượt xem 1550
Thích 1
2025.04.05
Ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc?

Khi trẻ sơ sinh bị bạo hành ở nơi đáng tin nhất

+1
1
hsiao
Lượt xem 1034
Thích 1
2025.04.05
Khi trẻ sơ sinh bị bạo hành ở nơi đáng tin nhất

Samsung và LG xem xét lại chiến lược khi Trump áp thuế cao hơn lên Việt Nam

M
Ocap
Lượt xem 290
Thích 0
2025.04.04
Samsung và LG xem xét lại chiến lược khi Trump áp thuế cao hơn lên Việt Nam

🔥 Báo động vấn nạn phát tán video nhạy cảm tại Hàn Quốc

1
hsiao
Lượt xem 1132
Thích 1
2025.04.04
🔥 Báo động vấn nạn phát tán video nhạy cảm tại Hàn Quốc

Diễn viên Trò chơi con mực đối mặt án tù vì cáo buộc quấy rối

1
hsiao
Lượt xem 992
Thích 1
2025.04.03
Diễn viên Trò chơi con mực đối mặt án tù vì cáo buộc quấy rối
1 2 3 4 5