Hàn Quốc đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người phải làm nhiều việc cùng lúc
Hàn Quốc đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người phải làm nhiều việc cùng lúc, trong bối cảnh kinh tế trì trệ và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Ông Park Min-seung (tên đã thay đổi), 54 tuổi, làm việc sáu đêm mỗi tuần từ 6 giờ tối đến 4 giờ sáng tại trung tâm logistics của Coupang ở Seoul.
Sau khi về đến nhà lúc 4:50 sáng, ông chỉ kịp chợp mắt khoảng hai tiếng rồi lại tiếp tục ca làm thứ hai tại một cửa hàng tạp hóa đến 10:30 sáng.
Chưa dừng lại, ông bắt đầu công việc giao hàng từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại khu chung cư gần nhà. Khi phần lớn mọi người mới bắt đầu ăn trưa, ông Park đã kết thúc chuỗi công việc kéo dài gần 20 tiếng mỗi ngày.
Là trụ cột của một gia đình có hai con, ông Park làm việc khoảng 73 giờ mỗi tuần — chưa kể đến thời gian làm ca đêm, vốn được tính thêm hệ số theo luật lao động vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Ban đầu rất kiệt sức, nhưng giờ cơ thể em đã quen rồi.”
Dù làm việc cật lực, thu nhập của ông Park vẫn không theo kịp tốc độ tăng giá. Lương theo giờ ở Coupang năm nay chỉ tăng 100 won (khoảng 7 cent), cao hơn mức lương tối thiểu đúng 40 won.
“Giá bánh mì, mì gói tăng chóng mặt, mà lương thì gần như không nhúc nhích. Phải làm thêm để chuẩn bị về hưu,” ông thở dài, đồng thời kêu gọi kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Theo số liệu chính phủ, số người làm từ hai công việc trở lên — thường được gọi là “N-jobbers” — đã đạt mức kỷ lục 676.000 người trong quý II năm ngoái. Không chỉ là người làm toàn thời gian kiếm thêm thu nhập, nhiều người trong số này là lao động bán thời gian hoặc tự kinh doanh đang phải dựa vào các công việc giao hàng, làm theo ca để tồn tại.
Trong khi các nền tảng công nghệ báo lãi hàng tỷ won, nhiều người giao hàng cho biết thu nhập của họ ngày càng giảm. Ông Kim Gwang-yeon (tên đã thay đổi), 55 tuổi, từng là chủ một cửa hàng thịt, đã chuyển sang làm giao hàng khi kỳ hạn trả nợ khoản vay kinh doanh thời COVID-19 đến gần.
“Giờ làm rider rồi, tôi mới thấy vấn đề hoa hồng của nền tảng nghiêm trọng cỡ nào. Cả quán ăn lẫn người giao hàng đều bị trừ tiền. Sau khi trừ bảo hiểm và phí nền tảng, tôi chỉ nhận được 2.500 won từ phí giao hàng 3.000 won.”
Ứng dụng giao đồ ăn Baedal Minjok gần đây đã điều chỉnh phí giao hàng về mức cố định 2.500 won, thay vì 3.000 won cho đơn hàng lẻ và 2.200 won cho đơn gộp như trước — một động thái bị chỉ trích là cắt giảm lương trá hình. Vì không nằm trong diện được bảo vệ bởi luật lao động, người làm nền tảng và tự do gần như không có khả năng phản kháng trước các quyết định đơn phương từ công ty.

Một trường hợp khác, ông Kwon Soo-yong, 55 tuổi, đã làm ba công việc trong suốt hai năm qua. Dù có hàng chục năm kinh nghiệm làm gia sư, ông vẫn không được hưởng lương tối thiểu hay bảo hiểm vì bị xem là lao động hợp đồng.
Mỗi ngày, ông Kwon làm tài xế giao hàng sáng sớm, dạy học cả ngày và giao đồ ăn vào cuối tuần. Với ba người con, trong đó có một em đang ôn thi đại học, ông cho biết gia đình đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Cùng lúc đó, số lượng doanh nghiệp nhỏ đóng cửa đang gia tăng do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn.
Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, số lao động tự kinh doanh đã giảm 6.000 người trong tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Số đơn xin hỗ trợ đóng cửa doanh nghiệp gần chạm ngưỡng 30.000 đơn – mức giới hạn cả.

Các chuyên gia cảnh báo rằng chính phủ và doanh nghiệp cần nhanh chóng hành động để bảo vệ những người lao động làm việc nhiều công việc.
Ông Oh Min-kyu, thuộc Liên minh Lao động Nền tảng Hàn Quốc, đề xuất cần luật hóa quyền nghỉ phép có lương và nghỉ ốm cho nhóm lao động nền tảng và tự do. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng tiếp cận với các chương trình bảo hiểm công, bởi hiện nay nhiều người lao động phải tự chi trả toàn bộ bảo hiểm y tế và hưu trí.
Ông Ryu Hyun-cheol, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Môi trường Lao động, cho rằng luật lao động cần mở rộng định nghĩa “người sử dụng lao động” để bao gồm cả các tổ chức nhận dịch vụ lao động.
Như vậy, người lao động làm việc nhiều việc hoặc không ổn định mới có thể được kiểm tra sức khỏe định kỳ và hưởng các quyền lợi thiết yếu.
Các nền tảng công nghệ và khách hàng sử dụng dịch vụ cũng cần đóng góp tài chính vào hệ thống bảo vệ sức khỏe cho lực lượng lao động này.
Bình luận 2

Tin tức
Phụ Huynh và Học Sinh Hàn Quốc Cầu Nguyện Từ Phật, Chúa Và Ngôi Sao K-pop Trước Kỳ Thi Đại Học

Đại Học Nữ Dongduk: Sinh viên biểu tình dữ dội nhằm ngăn những chính sách thay đổi

Tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong 9 năm

Quân Đội Triều Tiên Chịu Tổn Thất Trong Trận Chiến Tại Kursk

Cựu Tổng Thống Moon Jae-in Gửi Lời Chúc Mừng Đến Tân Tổng Thống Mỹ Donald Trump : "một nhà lãnh đạo dũng cảm, người có thể đàm phán hòa bình ngay cả với những đối thủ thù địch"

Nhiều người Mỹ đang di cư đến Hàn Quốc hơn là Nhật và Trung Quốc

Khoảng Cách Chính Trị Theo Giới Tính Đang Gia Tăng Tại Hàn Quốc

Nữ du khách Việt gây bão khi tạo dáng yoga "nhạy cảm" tại Gyeongbokgung: Báo Hàn và cộng đồng mạng phản ứng dữ dội

Khảo Sát Về nhu cầu làm việc lĩnh vực Công Việc Nhà & Chăm Sóc Trẻ Dành Cho Du Học Sinh Quốc Tế

Lễ hội hải sản của đầu bếp Paik Jong-won gặp rắc rối lớn, chuỗi cửa hàng nhượng quyền cũng gặp khủng hoảng

Dự kiến khách du lịch Hàn Quốc đi Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhờ chính sách miễn thị thực

1 người Việt bất hợp pháp bị bắt sau 18 giờ chạy trốn

YouTuber người Hàn bị bắt vì tấn công streamer Mỹ Johnny Somali

Hàn Quốc đặt mục tiêu 30 triệu khách du lịch mỗi năm vào năm 2027. Nhưng quốc gia này đang làm gì để đạt được mục tiêu đó?

Người đàn ông Hàn Quốc bị giam giữ tại Trung Quốc với cáo buộc gián điệp
