Báo động bạo lực: Trẻ em khuyết tật đối mặt với nguy cơ bị sát hại cao hơn!

Một thực trạng đau lòng đang dần hiện rõ tại Hàn Quốc: trẻ em khuyết tật đang ngày càng trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực nghiêm trọng.
Theo dữ liệu mới công bố hôm thứ Sáu, sát hại và các hành vi cố ý gây hại đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng thứ 6 đối với trẻ em khuyết tật, làm dấy lên lo ngại sâu sắc về mức độ an toàn và sự bảo vệ dành cho nhóm trẻ em dễ tổn thương này. Gần đây nhất, các công tố viên đã đề nghị mức án 8 năm tù cho một người mẹ bị cáo buộc sát hại con trai – một học sinh tiểu học mắc khuyết tật trí tuệ. Người mẹ đơn thân này đã ra tay sát hại con trai trong một chiếc ô tô đỗ ở vùng quê thuộc thành phố Gimje, tỉnh Bắc Jeolla vào tháng 11 năm ngoái. Sau đó, bà tự mình ra đầu thú, để lại lời khai gây chấn động: “Cuộc sống quá mệt mỏi. Tôi muốn đưa con đi trước rồi sẽ đi theo sau.”
Không chỉ là những bi kịch cá biệt, dữ liệu cho thấy trẻ em khuyết tật tại Hàn Quốc có nguy cơ tử vong do bị sát hại cao gần gấp sáu lần so với trẻ em không khuyết tật. Theo số liệu từ Bộ Y tế và Phúc lợi cùng Trung tâm Phục hồi Quốc gia (Trong khi đó, tỷ lệ trẻ em không khuyết tật trong cùng độ tuổi bị sát hại năm 2022 chỉ là 0,8 trên 100.000 trẻ, cho thấy mức chênh lệch nghiêm trọng) :
- Trong năm 2022, có 6,1 trên 100.000 trẻ em khuyết tật từ 0 đến 9 tuổi tử vong do hành vi cố ý gây hại, bao gồm cả giết người. Đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ 6 trong nhóm tuổi này.
- Trung bình trong 7 năm qua, tỷ lệ này là 5,9 trên 100.000 trẻ, với mức cao nhất ghi nhận năm 2019 là 10,0 ca, và thấp nhất năm 2021 là 3,1 ca.
Mặc dù số liệu không đi sâu vào hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc, nhiều trường hợp được xác định có liên quan đến cha mẹ hoặc người giám hộ – như vụ việc ở Gimje đã cho thấy. Không dừng lại ở đó, tình trạng lạm dụng và bạo hành trẻ em khuyết tật cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Theo báo cáo thường niên của Trung tâm Quyền người khuyết tật quốc gia,
- Năm 2020 ghi nhận 133 vụ lạm dụng liên quan đến người dưới 18 tuổi có khuyết tật.
- Năm 2023, con số này đã gần gấp đôi, lên đến 263 vụ, tương đương mức tăng 98%.
Về danh tính của thủ phạm, người quen là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất với 20,9%, tương đương 297 vụ. Tiếp theo là nhân viên tại các cơ sở phúc lợi xã hội với 234 vụ, và người cha trong 143 vụ. Giáo sư Chung Ick-joong từ khoa Phúc lợi Xã hội, Đại học Nữ sinh Ewha, cho biết: “Hệ thống phúc lợi ở Hàn Quốc hiện nay chủ yếu dựa vào cơ chế 'ai cần thì tự đăng ký'. Tuy nhiên, chính những người cần giúp đỡ nhất – như trẻ em khuyết tật và gia đình của các em – lại thường không biết đến quyền lợi của mình do thiếu thông tin.” Ông nhấn mạnh: “Chính phủ và các chính quyền địa phương cần chủ động hơn – không chỉ cung cấp thông tin, mà còn phải tích cực xác định những đối tượng đang thật sự cần được hỗ trợ.”
Khi trẻ em – đặc biệt là những em đã chịu thiệt thòi từ đầu – lại phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đến từ chính gia đình hoặc môi trường xung quanh, xã hội cần tự đặt câu hỏi: Liệu chúng ta đã làm đủ để bảo vệ những sinh mệnh mong manh ấy chưa?
Bình luận 0

Tin tức
Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": 8 năm mất tích - Án mạng hay âm mưu hoàn hảo?

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Cái chết bí ẩn của nam ca sĩ Kim Sung-Jae và 28 mũi tiêm ma quái

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ giả mạo.

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ lạ mặt sống trong gác mái.

Tiệc buffet bánh mì giá 7 đô la gây phản ứng trái chiều vì lãng phí thực phẩm

UNESCO công nhận Danyang, vùng ven biển danh lam và núi Paektu là Công viên Địa chất Toàn cầu

Người Hàn Quốc thật sự có thể làm việc 4 ngày một tuần không?

Giả mạo tỷ lệ chuyên cần cho du học sinh nước ngoài… Nhà máy kim chi bị phát hiện sử dụng lao động bất hợp pháp

Chuyến đi 4 năm ấp ủ, kết thúc trong 6 tháng: Câu chuyện bi thương của Tulsi và vết thương âm thầm của lao động nhập cư tại Hàn Quốc

Khu nhà trọ Gosiwon Noryangjin và Sinlim: Từ thánh địa ôn thi Hàn Quốc thành Khu người nước ngoài ở tạm

Người Việt Nam 30 tuổi bị bắt tại Mokpo vì tấn công đồng hương bằng hung khí

Góc nhìn của phóng viên Hàn : Ba không của thanh niên Việt Nam

Người Việt vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc: Báo động từ những con số và hệ lụy

Chuyện chính trị và người trẻ

Phanh phui đường dây đưa hơn 100 người Việt nhập cảnh trái phép vào Hàn Quốc dưới danh nghĩa thủy thủ
