NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VỨT RÁC TẠI HÀN QUỐC
Rác không phải vứt là xong
Ở Hàn Quốc, xử lý rác không chỉ đơn giản là mang đi đổ mà còn “phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định”. Ngay từ nhỏ, trẻ em Hàn đã được giáo dục về “văn hóa đổ rác” từ cách nhận biết các chất liệu, cách thu gom, phân loại rác và ý thức để rác đúng nơi, đúng chỗ. Rồi màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau... Nếu đổ rác không đúng quy định, người dân sẽ bị phạt rất nặng. Ngay cả những lễ hội hay các sự kiện lớn có đến hàng ngàn người tham gia, nhưng họ khồng hề vứt rác bừa bãi như ở Việt Nam. Chính vì vậy, điều mà những du học sinh hay những người đến Hàn phải học chính là “văn hóa đổ rác”.
Là đất nước phát triển, Hàn Quốc đã đầu tư một hệ thống xử lý rác có tên gọi là Jongnyanje, có nhiệm vụ phân loại tất cả các loại rác thải một cách rõ ràng, tiện cho việc xử lý nhất. Jongnyanje được sinh ra với mục đích biến quy trình xử lý rác thải của Hàn Quốc trở nên thân thiện với môi trường và tăng cường ý thức của người dân. Nếu mới làm quen hệ thống này khá rắc rối do có quá nhiều hạng mục rác và quy tắc vứt rác để người dân phải tuân theo. Thông thường rác sẽ được chia theo từng hạng mục nhỏ như: Rác thông thường, rác thực phẩm, rác tái chế được, các loại vật dụng kích thước lớn bị bỏ.
Mỗi loại rác có 1 thùng để riêng
Chính phủ Hàn Quốc rất khắt khe với vấn đề phân loại rác tái chế. Rác tái chế phải được làm sạch trước khi vứt, không được để lại thức ăn thừa bên trong. Các chai nhựa cần được bóc nhãn và tháo nút.Đối với các vật dụng như máy tính, màn hình, bàn phím, máy in, thiết bị trò chơi, đồng hồ, bàn là, quạt điện… và các thiết bị điện tử nhỏ khác được phép đặt chung với các rác thải tái chế và được thu dọn miễn phí.
Quy định này được chính phủ Hàn Quốc đặt ra nhằm khuyến khích việc tái chế đồ điện tử – vốn là một trong những điểm mạnh của đất nước này. Một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc... phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.
Quy định này được chính phủ Hàn Quốc đặt ra nhằm khuyến khích việc tái chế đồ điện tử – vốn là một trong những điểm mạnh của đất nước này. Một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc... phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.
Theo quy định, thực phẩm bỏ đi phải được để ráo nước và cho vào những chiếc túi đặc biệt có tên là Eum-shik-mool Sseulaegi Bongtu. Đây là một trong những điểm khiến hệ thống xử lý rác thải tại Hàn Quốc trở nên đặc biệt thân thiện với môi trường. Đối với các loại rác thực phẩm có thể phân hủy sinh học tự nhiên, người Hàn Quốc sẽ gói lại riêng rồi mới đem đi vứt. Phần thức ăn thừa này nếu còn sử dụng tốt sẽ được chuyển đến trang trại cho gia súc ăn, vừa đỡ phí lại giúp giảm thiểu hàng nghìn tấn rác mỗi ngày.ㅅ
Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc còn đưa ra quy định thu phí rác thải dựa theo số cân nặng lượng rác sinh hoạt mà họ thải ra, với hy vọng người dân sẽ có ý thức hơn trong việc xử lý rác thực phẩm. Một số thức ăn không thể tái sử dụng như thức ăn cho động vật bị loại khỏi mục rác thực phẩm như các loại hạt, xương và lông động vật, vỏ hải sản, bã chè…. Nhờ vậy mà, theo số lượng của bộ tài nguyên môi trường Hàn Quốc, trong giai đoạn 2008-2014, đất nước này đã cắt giảm lượng rác thải thực phẩm từ 5,1 triệu tấn xuống còn 4,8 triệu tấn. Nhờ hệ thống thu phí xử lý rác thải, chính phủ đã thu về hơn 185 tỉ won để xây dựng các công trình tái chế rác.
Muốn vứt đồ đạc kích cỡ lớn phải mất phí
Việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất, đồ điện tử, máy nóng lạnh… sẽ phải trả phí từ 2.000W – 15.000W (từ 38.000-300.000 VND) cho mỗi thứ tùy vào kích thước lớn nhỏ. Tuy nhiên nếu vật dụng còn mới hoặc vẫn còn sử dụng tốt, người dân Hàn Quốc được khuyến khích quyên góp cho các tổ chức từ thiện địa phương để có thể đến tay những người nghèo có nhu cầu sử dụng. Cũng chính từ hình thức này, nạn trộm cắp ở Hàn Quốc giảm xuống đáng kể.
Phạt nặng người Hàn Quốc lẫn người nước ngoài
Ở Hàn Quốc, người dân được cung cấp lịch vứt rác cho từng tháng với ngày thu gom rác tái sử dụng riêng, ngày dành cho các vật dụng lớn riêng. Không chỉ người Hàn mà ngay cả người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc mà vi phạm quy định phân loại và đổ rác sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể: Đổ rác không sử dụng túi đổ rác theo trọng lượng bị phạt 100.000 won (2 triệu VNĐ), đốt rác sai quy định 100.000 won (2 triệu VNĐ), vi phạm phân loại đổ rác tái chế 100.000 won (2 triệu VNĐ), sử dụng xe để đổ rác trái nơi quy định 300.000 won (6 triệu VNĐ), đổ rác trước cửa nhà người khác 50.000 won (1 triệu VNĐ)...
Việc phát hiện đổ rác sai phạm ở Hàn Quốc cũng không khó bởi tất cả các khu dân cư, tuyến đường đề có camera theo dõi. Chỉ cần một người vi phạm, ngày hôm sau lập tức có giấy phạt gửi đến tận nhà yêu cầu nộp tiền phạt tại các trung tâm dân sự theo từng khu.
Bình luận