Kim chi nha

Tại sao người Hàn không nói lời từ chối trực tiếp? Khi "lòng vòng" trở thành văn hóa giao tiếp

1
bngoc_022
2025.05.08 Thích 0 Lượt xem 91 Bình luận 0

Ở Hàn Quốc, có một kiểu từ chối mà không ai thốt ra lời nói “không”. Người ta chỉ im lặng, gật nhẹ đầu, mỉm cười cho qua, hoặc đôi khi vòng vo một câu rất dài để né tránh. Với người ngoài, cách giao tiếp này có thể khiến họ rơi vào tình thế khó xử. Nhưng với người Hàn, đó lại là một phần tự nhiên trong văn hóa ứng xử, đó thậm chí còn là một thói quen được bồi đắp từ lịch sử, giáo lý, đến cả áp lực xã hội đấy.

văn hóa giao tiếp Hàn Quốc

Có một sự thật đó là người Hàn thường tránh đối đầu hoặc gây khó xử cho đối phương bằng những lời từ chối trực tiếp. Thay vì nói “tôi không làm được”, họ có thể đáp: “Cái này có vẻ hơi khó…”, “Hãy để tôi suy nghĩ thêm một chút”, hay “Có lẽ chúng ta nên cân nhắc thêm”. Câu trả lời không rõ ràng đó chính là cách nói “không” lịch sự trong xã hội Hàn Quốc. Giáo sư Kim Seong-Kon, một chuyên gia văn hóa Hàn Quốc từng chia sẻ trên Korea Herald: “Người Hàn không nói thẳng không phải vì họ không trung thực, mà vì họ quan tâm đến thể diện và cảm xúc của người khác. Từ chối trực tiếp bị xem là hành vi thiếu tinh tế”.

 

Văn hóa “nói vòng” ở Hàn Quốc bắt nguồn từ hệ thống Khổng giáo ăn sâu trong đời sống người dân. Trong tư tưởng Khổng giáo, việc duy trì hòa khí và tôn trọng mối quan hệ đóng vai trò trung tâm. Trực ngôn, dù là sự thật, có thể làm tổn thương người nghe và gây mất mặt điều đặc biệt cấm kỵ trong môi trường cộng đồng.

 

Thay vào đó, người ta học cách “giữ mặt” cho nhau thông qua các lối nói tránh né, các câu nói không hoàn chỉnh nhưng ai cũng ngầm hiểu ý. Trong cuốn The Geography of Thought của nhà nghiên cứu Richard E. Nisbett, ông chỉ ra rằng các xã hội Á Đông, đặc biệt như Hàn Quốc hay Nhật Bản, có xu hướng tư duy hài hòa, tránh đối đầu và đề cao sự gắn kết tập thể hơn là cái tôi cá nhân.

 

Ở Hàn Quốc, người ta đánh giá cao “nunchi”, sự nhạy cảm với cảm xúc và ngữ cảnh xung quanh. Nunchi không chỉ là khả năng đọc không khí trong phòng, mà còn là việc hiểu rõ điều không được nói ra. Một lời mời bất ngờ, một cuộc họp bị trì hoãn, hay một lời khen quá đà… đều có thể chứa đựng một tầng nghĩa khác mà người nghe cần phải tự cảm nhận.

 

Trong phim My Mister (2018), nhân vật chính Park Dong Hoon nhiều lần né tránh việc bày tỏ cảm xúc hay nêu thẳng vấn đề. Các nhân vật quanh anh cũng chỉ “đọc” được tình hình qua ánh mắt, thái độ, hay những lời nói không hoàn chỉnh. Điều đó phản ánh rất rõ kiểu giao tiếp trầm lặng, kín đáo nhưng đầy tầng nghĩa của người Hàn.

 

Tuy văn hóa “nói vòng” thể hiện sự tế nhị và gìn giữ hoà khí, nó cũng gây ra không ít hiểu lầm, nhất là trong môi trường làm việc quốc tế. Nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Hàn Quốc thừa nhận rằng, họ từng nghĩ rằng mình được đồng ý, trong khi thực chất đã bị từ chối. Một khảo sát của công ty nhân sự JobKorea năm 2024 cho thấy, hơn 60% nhân viên nước ngoài gặp khó khăn trong việc hiểu các phản hồi gián tiếp từ đồng nghiệp Hàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, mà còn gây ra cảm giác bị loại trừ.

 

Trong những năm gần đây, thế hệ trẻ Hàn Quốc, đặc biệt là các bạn sinh sau năm 2000 đang bắt đầu cởi mở hơn trong cách biểu đạt. Họ thường thẳng thắn nói lên suy nghĩ, từ chối lời mời nếu thấy không phù hợp, hay chia sẻ cảm xúc một cách trực tiếp trên mạng xã hội. Sự ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, trải nghiệm du học, hay sự thay đổi trong tư duy giáo dục là những yếu tố dẫn tới sự dịch chuyển này. 

 

Tuy vậy, “nói vòng” vẫn là một phần gắn bó với văn hóa giao tiếp Hàn Quốc. Nó không biến mất hẳn mà mình quan sát được sự dịch chuyển chậm rãi trong bối cảnh mới, nơi người ta có thể vừa thẳng thắn nhưng vẫn giữ được sự tinh tế trong cách bày tỏ quan điểm cá nhân. 

 

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tám chuyện

Hình chụp ở Myeong Dong (명동)

M
Ocap
Lượt xem 1188
Thích 0
2024.07.19
Hình chụp ở Myeong Dong (명동)

16 Dấu Hiệu Bạn Nên Nghỉ Việc Ngay!

1
open
Lượt xem 1759
Thích 0
2024.07.17
16 Dấu Hiệu Bạn Nên Nghỉ Việc Ngay!

Một vài suy nghĩ về "Chánh niệm (Mindfulness)" và "Chữa lành (Healing)"... trong thời đại mạng xã hội

M
Ocap
Lượt xem 1796
Thích 0
2024.07.15
Một vài suy nghĩ về "Chánh niệm (Mindfulness)" và "Chữa lành (Healing)"... trong thời đại mạng xã hội

“Sao em 'nhảy' việc nhiều thế ... ?“

M
관리자
Lượt xem 1859
Thích 0
2024.07.15
“Sao em 'nhảy' việc nhiều thế ... ?“

Tái hiện những tin nhắn đầu tiên đầy rung động của các cặp đôi ngoài đời thực

M
Ocap
Lượt xem 1517
Thích 0
2024.07.15
Tái hiện những tin nhắn đầu tiên đầy rung động của các cặp đôi ngoài đời thực

Cung tài lộc tháng 7

M
Ocap
Lượt xem 1106
Thích 0
2024.07.12
Cung tài lộc tháng 7

Cái nghèo đáng sợ như thế nào? (Góc nhìn trẻ thơ)...

+3
M
Ocap
Lượt xem 2476
Thích 1
2024.07.09
Cái nghèo đáng sợ như thế nào? (Góc nhìn trẻ thơ)...

Cảm thấy biết ơn vì mình đang có một công việc

+2
M
Ocap
Lượt xem 1996
Thích 0
2024.07.09

Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!

+1
M
Ocap
Lượt xem 1605
Thích 0
2024.07.05
Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!

20 Nghịch lý luôn “thuận lý” trong cuộc sống

M
Ocap
Lượt xem 1899
Thích 0
2024.07.02
20 Nghịch lý luôn “thuận lý” trong cuộc sống

Thực chất "tư duy" là gì? Vì sao nó quyết định cuộc đời bạn?

M
Ocap
Lượt xem 1940
Thích 0
2024.06.30
Thực chất "tư duy" là gì? Vì sao nó quyết định cuộc đời bạn?

Inside Out 2: Cảm xúc cũng trưởng thành và mắc sai lầm nhưng không sao cả !!!

M
Ocap
Lượt xem 1644
Thích 0
2024.06.25
Inside Out 2: Cảm xúc cũng trưởng thành và mắc sai lầm nhưng không sao cả !!!

Có members nào của Kim Chi Nha tham dự đợt phỏng vấn này không vậy?

+1
M
Ocap
Lượt xem 1270
Thích 1
2024.06.19
Có members nào của Kim Chi Nha tham dự đợt phỏng vấn này không vậy?

Mệt mỏi với đủ kiểu lời khuyên: Nên chọn nghe gì?

+1
M
Ocap
Lượt xem 2162
Thích 1
2024.06.12
Mệt mỏi với đủ kiểu lời khuyên: Nên chọn nghe gì?

Vì sao ta thấy nhẹ lòng hơn khi “giải tỏa” vấn đề trên mạng xã hội?

+1
M
Ocap
Lượt xem 1855
Thích 0
2024.06.12
Vì sao ta thấy nhẹ lòng hơn khi “giải tỏa” vấn đề trên mạng xã hội?
27 28 29 30 31