Người trẻ Hàn Quốc đang từ chối làm cha mẹ
Không phải không muốn đẻ, chỉ là sống còn chưa xong…

Theo báo cáo mình vừa đọc thì tỷ lệ trẻ em tại Hàn Quốc đang ở mức thấp nhất thế giới trong nhóm các quốc gia có dân số trên 40 triệu. Chỉ 10.6 phần trăm dân số là trẻ từ 0 đến 14 tuổi và con số này được dự đoán sẽ còn giảm xuống chỉ còn 9.7 phần trăm vào năm sau. Đây không còn là “tin dữ” riêng cho ngành thống kê, mà là một báo động đỏ cho toàn xã hội xứ Kim Chi. Nhưng điều đáng nói là: người trẻ Hàn Quốc không ghét trẻ em, cũng không thiếu lòng yêu thương. Vấn đề nằm ở chỗ họ đang mệt mỏi, đuối sức và đôi khi là kiệt quệ trong một hệ thống chưa thật sự nâng đỡ họ đủ để yên tâm sinh con.
Các bạn ấy không ghét việc có con, nhưng họ không hình dung nổi cảnh mình phải làm thêm đến 9 giờ tối mà vẫn phải đón trẻ ở nhà trẻ trước 6 giờ. Điều này càng cho thấy một thực tế phổ biến khi làm cha mẹ ở Hàn Quốc đòi hỏi rất nhiều năng lượng, thời gian và đặc biệt là tài chính. Từ chi phí sinh nở, chi phí nhà trẻ, học thêm, đến việc không có đủ thời gian cho bản thân… tất cả khiến việc sinh con không còn là một niềm vui giản đơn. Thậm chí, ngay cả khi Chính phủ hỗ trợ một khoản tiền sau khi sinh, nhiều người trẻ vẫn cho rằng số tiền ấy không đủ bù lại những hy sinh mỗi ngày.
Báo chí Hàn Quốc từng ví Seoul như một trong những nơi “đắt đỏ nhất để làm cha mẹ”. Giá nhà cao ngất ngưởng, tiền thuê nhà tăng liên tục và áp lực mua nhà để "ổn định cuộc sống gia đình" khiến nhiều cặp đôi hoãn cưới, hoãn sinh rồi… không cưới, không sinh luôn.
Không chỉ là vật chất, mà còn là tinh thần khi thế hệ trẻ bọn mình lớn lên trong bất ổn kinh tế, kỳ vọng học vấn cực cao và một xã hội cạnh tranh không ngừng. Bọn mình luôn phải tự hỏi: “Liệu mình có thể cho con một tương lai tốt, khi chính mình còn đang chật vật với cuộc sống?”
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có thời gian làm việc dài nhất trong khối OECD. Trong khi nhiều nước đang thúc đẩy chế độ làm việc linh hoạt, nghỉ thai sản cho cả cha lẫn mẹ, thì nhiều công ty Hàn vẫn còn dè dặt với những ai xin nghỉ vì lý do gia đình. Không hiếm cảnh mẹ trẻ vừa bồng con vừa check email, hoặc ông bố phải giấu chuyện xin nghỉ vì con bệnh. Văn hóa “chịu đựng trong im lặng” vẫn khiến nhiều người trẻ cảm thấy, sinh con chẳng khác nào đang “thêm việc, giảm lương, mất cơ hội”.
Các chính sách hỗ trợ tài chính là cần thiết, nhưng không đủ. Điều người trẻ cần là một môi trường mà ở đó, việc sinh con không khiến họ cảm thấy như đang đánh đổi cả sự nghiệp, sức khỏe, hay tự do cá nhân.
Còn bạn, liệu bạn có đang là một người trẻ sống tại Hàn? Và bạn nghĩ sao về vấn đề này? Comment chia sẻ cho mình với nhé
Bình luận 0

Tám chuyện
Tuyển bạn gái nắm tay ngắm hoa anh đào 200 ngàn won một ngày

Con gái cần nên làm gì để khiến kẻ biến thái phải lùi bước?

Ai khâu miệng Harley?
Một câu chuyện kinh dị

5 phim Hàn về đề tài Y Khoa không thể bỏ lỡ: Cảm xúc vỡ oà giữa phút giây gấp gáp và tình người ấm áp

Khi Suzy cũng bị tổn thương bởi người từng gọi là bạn và bài học đắt giá về sự tin tưởng trong showbiz

Hãy Thật Sự Cẩn trọng Với Đồ Ăn Giao Hàng Tận Nơi, Đặc Biệt Là Trong Mùa Xuân

Mình cũng từng thích trend “Ghibli Style” khi dùng ChatGPT… cho đến khi nhận ra điều này

Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ: Khi yêu thương mù quáng lại khiến con mất đi các kĩ năng xã hội

[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
![[SOI PHIM] Đến thử rạp phim nơi IU trở thành cô bé bán vé ở Gwangju trong phim Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt](/upload/bd7556de6c4447b786de3cd7587ffd78.webp?thumbnail)
[SOI PHIM] Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3
![[SOI PHIM] Khi mình xem lại "Reply 1988" lần thứ 3](/upload/1b32a07be1034f1d953e68dd82741390.webp?thumbnail)
Trượt ván, không trượt đời!

Đừng có nói “Con nít mà, nó có biết gì đâu”?

Khi mình nhận ra... mình đã luôn được bao bọc bởi sự đủ đầy

Có tips nào để có thể năng suất được như người Hàn hay không?
