< Danh sách

"Bình dân AI vụ" – Chiêu trò kiếm tiền hay bước đi chiến lược?

1
Ocap
2025.02.14
Thích 0
Lượt xem53
Bình luận 0


 

 Gần đây một lãnh đạo có thói quen hay lên truyền thông phát biểu của một tập toàn công nghệ lớn ở Việt Nam đã đưa ra một đề xuất đầy tranh cãi về việc bình dân hóa AI và tích hợp AI vào chương trình giáo dục ngay từ bậc tiểu học. Ý tưởng này thoạt nhìn có vẻ tiên tiến, đầy tham vọng, nhưng khi xem xét kỹ, có quá nhiều vấn đề nghiêm trọng đặt ra.

 

 Phải chăng đây thực sự là một bước đi vì giáo dục và công nghệ, hay chỉ là một chiêu trò thương mại hóa AI, nơi những người nắm giữ công nghệ đang tìm cách tận dụng xu hướng này để kiếm tiền từ chính hệ thống giáo dục và người dân?

 

 

Dưới đây là bốn điểm bất hợp lý trong đề xuất này.

 

 

1. AI đại trà – Công thức cho một cuộc khủng hoảng?
 

 Nhân vật mình nêu ở trên cho rằng AI đang được bình dân hóa nhờ những mô hình như DeepSeek, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia phát triển AI. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy:

 

 Việc các công ty nhỏ tự phát triển AI mà không có đủ nguồn lực dễ dẫn đến sai sót nghiêm trọng, từ khai thác thông tin kém chất lượng đến xử lý tác vụ sai lệch.
 

 AI có khả năng học hỏi từ các hệ thống khác, đồng nghĩa với việc các công ty có thể lập trình AI để "học lỏm" từ đối thủ. Nếu hàng loạt doanh nghiệp lao vào phát triển AI mà không có kiểm soát, thị trường sẽ trở thành một mớ hỗn độn, nơi những AI lỗi tràn lan và doanh nghiệp nhỏ đối mặt nguy cơ phá sản.
 

 Ngay cả ChatGPT, một hệ thống AI hàng đầu, cũng cần hơn hai năm phát triển với nguồn lực khổng lồ để đạt được sự tin cậy của người dùng. Vậy những công ty nhỏ, với ngân sách và nhân lực hạn chế, liệu có thể làm AI một cách nghiêm túc?
 

 Nếu so sánh với lịch sử, đề xuất này không khác gì Đại nhảy vọt của  Trung Quốc hồi xưa kêu gọi nông dân tự luyện thép tại nhà – một ý tưởng nghe có vẻ đột phá nhưng cuối cùng lại dẫn đến một thảm họa kinh tế.

 

 Liệu AI đại trà có phải là một bước đi tương tự?

 

 

 

2. Đưa AI vào giáo dục tiểu học – Cải cách giáo dục hay thương mại hóa công nghệ?
 

 Một trong những điểm gây tranh cãi nhất là đề xuất đưa AI vào giảng dạy ngay từ lớp 1. Nhưng liệu AI có thực sự giúp ích cho trẻ em, hay chỉ là một chiêu bài thương mại hóa giáo dục?

 

 Trẻ em cần một môi trường giáo dục đầy cảm xúc, sáng tạo và giao tiếp thực tế – điều mà AI không thể thay thế.
 

 Các lớp học chỉ toàn máy móc giảng bài với giọng điệu vô cảm sẽ khiến trẻ mất hứng thú, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tư duy.
 

 Cảm xúc và nhận thức là thứ con người còn chưa thể hiểu hết, thì làm sao AI có thể truyền tải được những giá trị đó cho trẻ em?
 

 Nhưng quan trọng hơn cả: Liệu hệ thống giáo dục Việt Nam có đủ nguồn lực để triển khai AI vào giảng dạy?

 

 Hạ tầng công nghệ giáo dục của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các trường học ở thành phố lớn có thể tiếp cận AI, nhưng ở các vùng quê, nơi vẫn còn thiếu giáo viên và cơ sở vật chất, liệu có thể áp dụng AI hiệu quả?
 

 Chương trình đào tạo giáo viên AI chưa có, vậy ai sẽ là người hướng dẫn và giám sát quá trình học? Nếu chỉ dựa vào các công ty công nghệ thì liệu AI có thực sự phục vụ giáo dục hay chỉ phục vụ lợi nhuận?
 

 Phải chăng chính những công ty đứng sau đề xuất này sẽ là những người bán phần mềm, thiết bị, khóa học AI? Nếu vậy, đây không phải là một bước tiến giáo dục, mà là một chiêu bài thương mại hóa, nơi AI trở thành sản phẩm kinh doanh hơn là một công cụ thực sự phục vụ học tập.
 

 

3. AI có thực sự không "cướp việc" của ai?
 

 Ông này tuyên bố: “AI không cướp việc của ai, chỉ có những người giỏi AI lấy việc của những người còn lại.” Nhưng thực tế có đơn giản như vậy?

 

 AI không chỉ thay thế các công việc trong ngành công nghệ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp. Nếu AI được ứng dụng rộng rãi, hơn 60% công việc trong các ngành công nghiệp truyền thống sẽ biến mất, đẩy hàng triệu lao động vào cảnh thất nghiệp.
 

 Một cuộc đại khủng hoảng thất nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi tầng lớp lao động phổ thông không có cơ hội học AI để thích nghi.
 

 Ngay cả những lập trình viên AI cũng có nguy cơ bị đào thải khi những tập đoàn lớn tạo ra các siêu AI, có khả năng tự lập trình và phát triển AI mới mà không cần con người.
 

 

 

4. Thị trường AI – Xu hướng hay chiêu trò kiếm tiền?
 

 Một thực tế ít người nhắc đến: AI đang trở thành một công cụ thương mại hóa, và không ít công ty, cá nhân đang tìm cách tận dụng nó để kiếm tiền.

 

 Sự bùng nổ của các khóa học AI kém chất lượng đang diễn ra tràn lan. Không có bất kỳ sự kiểm soát nào về chất lượng nội dung, phương pháp giảng dạy, hay tính hiệu quả thực sự.
 

 Đối tượng chính bị nhắm đến là trẻ em và phụ huynh, ý mình không phải là tất cả nhưng mình tin ở giai đoạn này, phần lớn học sinh và phụ huynh vẫn sẽ rất khó để đánh giá liệu khóa học có thực sự tốt hay không. Nhiều phụ huynh bị thuyết phục rằng nếu con họ không học AI sớm, chúng sẽ tụt hậu.
 

 Thị trường AI có thể trở thành một quả bong bóng, nơi mà ai cũng chạy theo xu hướng mà không hiểu rõ bản chất.
 

 Trong một cuộc nói chuyện của mình với người thân ở Việt Nam, thì mình nghe là gần đây cũng chia sẻ rằng trên thị trường có vô số khóa học AI được bán nhưng không có bất kỳ sự đảm bảo nào về chất lượng. Đây có phải là một ngành giáo dục thực sự, hay chỉ là một hình thức bán hàng theo phong trào?

 

 

 

"Bình dân AI vụ" – Lại một kiểu khẩu hiệu phong trào 
 

 Đề xuất của nhân vật mình đề cập phần đầu bài viết này nghe có vẻ đầy tham vọng, nhưng khi đi sâu vào phân tích, nó không khác gì một con dao hai lưỡi:

 

 AI không thể bình dân hóa tùy tiện, vì hậu quả sẽ là một thị trường AI hỗn loạn và đầy lỗi.
 

 AI trong giáo dục có thể trở thành một chiêu bài thương mại hóa, thay vì một công cụ thực sự giúp ích cho trẻ em.
 

 AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn có thể trở thành mối đe dọa lớn nếu không được kiểm soát chặt chẽ và phát triển theo một hướng bền vững. Nếu AI được thương mại hóa quá mức mà thiếu sự giám sát, nó có thể dẫn đến một loạt hệ lụy nghiêm trọng – từ việc thao túng thông tin, mất kiểm soát dữ liệu cá nhân, cho đến việc tạo ra những hệ thống AI có thể hoạt động ngoài tầm kiểm soát của con người.

 

 Nhiều chuyên gia công nghệ hàng đầu đã cảnh báo về những rủi ro này, và một trong những tiếng nói lớn nhất chính là Elon Musk. Ông liên tục lên tiếng về việc OpenAI – tổ chức mà ông từng đồng sáng lập – đang đi sai hướng, không còn đặt lợi ích nhân loại lên hàng đầu mà thay vào đó đang bị thương mại hóa quá mức. Musk đã chỉ trích OpenAI trong nhiều cuộc phỏng vấn và bài viết, nhấn mạnh rằng AI có thể trở thành một công cụ nguy hiểm nếu bị khai thác sai mục đích.

 

 Những lo ngại của Musk không phải là vô căn cứ. Ngay cả những công ty AI lớn như Google hay Microsoft cũng đã từng phát triển các mô hình AI có dấu hiệu mất kiểm soát, ví dụ như chatbot AI của Google từng đưa ra những thông tin sai lệch nguy hiểm, hay AI của Microsoft đã bị khai thác để tạo ra nội dung độc hại chỉ sau vài giờ hoạt động.

 

 

 

 

 Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu ngay cả những tập đoàn công nghệ lớn cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát AI, liệu các công ty nhỏ lẻ và hệ thống giáo dục Việt Nam có đủ khả năng để làm chủ công nghệ này? Hay AI sẽ trở thành một quả bom hẹn giờ, được kích hoạt bởi chính những người đang cố gắng thương mại hóa nó một cách vội vã?

 Nên theo mình, cái ý kiến nghe rất phong trào ở trên thì chúng ta nên đặt câu hỏi liệu đây có thực sự là tương lai của giáo dục, hay chỉ là một mô hình kinh doanh mới được ngụy trang dưới danh nghĩa cải cách công nghệ?

 

 

*** Nếu các bạn quan tâm đến nội dung trên, có thể tham khảo một vài bài báo sau :

1) "Elon Musk and Others Call for Pause on A.I., Citing 'Profound Risks to Society'" – The New York Times (29/3/2023): Bài báo này thảo luận về bức thư ngỏ do Musk và các chuyên gia khác ký, kêu gọi tạm dừng phát triển các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4 để đánh giá và quản lý các rủi ro liên quan.

 

2) "Elon Musk joins call for pause in creation of giant AI 'digital minds'" – The Guardian (29/3/2023): Bài viết này đề cập đến việc Musk tham gia vào lời kêu gọi tạm dừng việc tạo ra các hệ thống AI tiên tiến, nhấn mạnh những lo ngại về an toàn và đạo đức.

 

3) "Elon Musk Wanted to Make OpenAI a For-Profit Company He Controlled, Messages Show" – The Wall Street Journal (2/12/2024): Bài báo này tiết lộ rằng Musk đã cố gắng chuyển OpenAI từ một tổ chức phi lợi nhuận thành một công ty vì lợi nhuận dưới sự kiểm soát của ông, phản ánh mối quan tâm của ông về hướng đi của OpenAI.

 

 

Bình luận

Tám chuyện

Review sách: "Chào mừng đến với Cửa Hàng Sách Hyunam-dong" của Hwang Bo-reum N
1
nyanchan
Lượt xem 16
Thích 0
2025.02.18
Review sách: "Chào mừng đến với Cửa Hàng Sách Hyunam-dong" của Hwang Bo-reum
Dầu hạt dẻo đang trở thành xu hướng trong mì pasta và makguksu. N
1
nyanchan
Lượt xem 13
Thích 0
2025.02.18
Dầu hạt dẻo đang trở thành xu hướng trong mì pasta và makguksu.
Người Hàn Quốc làm mọi việc rất nhanh. Đó là sự hiệu quả hay thiếu kiên nhẫn? N
1
nyanchan
Lượt xem 15
Thích 0
2025.02.18
Người Hàn Quốc làm mọi việc rất nhanh. Đó là sự hiệu quả hay thiếu kiên nhẫn?
Những tác động của việc làm việc dưới một ông chủ hoặc quản lý tồi là gì? Bạn có thể làm gì nếu phải ở lại với họ vì lý do tiền bạc hoặc tình hình kinh tế?
1
nyanchan
Lượt xem 36
Thích 0
2025.02.18
Những tác động của việc làm việc dưới một ông chủ hoặc quản lý tồi là gì? Bạn có thể làm gì nếu phải ở lại với họ vì lý do tiền bạc hoặc tình hình kinh tế?
Dưới đây là 10 bài học từ cuốn sách The Courage to Be Disliked của Ichiro Kishimi và Fumitake Koga:
1
nyanchan
Lượt xem 24
Thích 0
2025.02.17
Dưới đây là 10 bài học từ cuốn sách The Courage to Be Disliked của Ichiro Kishimi và Fumitake Koga:
Sách giáo khoa AI trong lớp học: Kịp thời hay quá sớm?
1
nyanchan
Lượt xem 25
Thích 0
2025.02.17
Sách giáo khoa AI trong lớp học: Kịp thời hay quá sớm?
Giá bữa trưa tăng nhanh, nhưng lương không theo kịp
1
nyanchan
Lượt xem 13
Thích 0
2025.02.17
Giá bữa trưa tăng nhanh, nhưng lương không theo kịp
Ngừng lướt, bắt đầu trò chuyện thôi!
1
nyanchan
Lượt xem 38
Thích 0
2025.02.17
Ngừng lướt, bắt đầu trò chuyện thôi!
REVIEW SÁCH: TÔI MUỐN CHẾT NHƯNG TÔI MUỐN ĂN TTEOKBOKKI (2022) CỦA BAEK SEHEE – MỘT NHÀ VĂN HÀN QUỐC VỚI SỰ KHẮC HỌA CHÂN THỰC VỀ SỨC KHỎE TÂM LÝ
1
nyanchan
Lượt xem 40
Thích 0
2025.02.16
REVIEW SÁCH: TÔI MUỐN CHẾT NHƯNG TÔI MUỐN ĂN TTEOKBOKKI (2022) CỦA BAEK SEHEE – MỘT NHÀ VĂN HÀN QUỐC VỚI SỰ KHẮC HỌA CHÂN THỰC VỀ SỨC KHỎE TÂM LÝ
Review sách: Red Flags (Tác giả: Sophie Jo)
1
nyanchan
Lượt xem 37
Thích 0
2025.02.15
Review sách: Red Flags (Tác giả: Sophie Jo)
Hàn Quốc có thực sự an toàn? Góc nhìn từ cư dân bản địa và người nước ngoài
1
sangyo
Lượt xem 46
Thích 0
2025.02.14
Bức vẽ cuối cùng...
1
sangyo
Lượt xem 50
Bình luận 1
Thích 0
2025.02.14
Bức vẽ cuối cùng...
"Bình dân AI vụ" – Chiêu trò kiếm tiền hay bước đi chiến lược?
1
Ocap
Lượt xem 53
Thích 0
2025.02.14
"Bình dân AI vụ" – Chiêu trò kiếm tiền hay bước đi chiến lược?
Theo các chuyên gia: Trầm cảm không phải là nguyên nhân của vụ tấn công.
1
nyanchan
Lượt xem 43
Thích 0
2025.02.14
Theo các chuyên gia: Trầm cảm không phải là nguyên nhân của vụ tấn công.
Mọi người nghĩ sao về suy nghĩ coi thường việc đi làm ở nước ngoài như vầy?
1
open
Lượt xem 41
Bình luận 2
Thích 0
2025.02.11
Mọi người nghĩ sao về suy nghĩ coi thường việc đi làm ở nước ngoài như vầy?
Viết
1 2 3 4 5