Kim chi nha

Phía sau những bộ Hanbok ngày lễ, người nghệ nhân sẽ dần biến mất như những sợi chỉ thêu chưa kịp nối dài

1
bngoc_022
2025.05.07 Thích 0 Lượt xem 181 Bình luận 0

Dưới lớp vải Hanbok lộng lẫy trong những ngày lễ Hàn Quốc, ít ai nhận ra rằng một phần quan trọng của nền văn hoá này đang dần mờ nhạt. Không phải bởi người trẻ không mặc hanbok nữa, mà vì những người làm ra Hanbok theo lối truyền thống, những nghệ nhân nhuộm vải, dệt tay, thêu thùa, cắt may, đang lặng lẽ rút lui khỏi sân khấu văn hoá khi ngọn gió thời hiện đại đã thổi bớt đi ngọn lửa truyền thống năm nào.

 

Không chỉ là trang phục truyền thống, hanbok là một minh chứng sống động cho thẩm mỹ, triết lý sống và bàn tay tài hoa của người Hàn Quốc. Mỗi màu sắc, chất liệu, đường thêu đều ẩn chứa ý nghĩa văn hoá. Vải Hanbok ngày xưa thường được dệt từ ramie hoặc lụa tự nhiên, nhuộm bằng cây cỏ và đất trời, rồi được thêu tay theo từng mùa hoặc theo tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, ngày nay đa phần Hanbok được sản xuất công nghiệp bằng chất liệu tổng hợp, cắt may theo mẫu đại trà để đáp ứng nhu cầu du lịch, cưới hỏi, lễ hội. Giá thành rẻ, tiện lợi nhưng đánh đổi bằng sự biến mất dần của cả một hệ sinh thái nghề truyền thống.

Khi thời đại công nghiệp hoá và thời trang nhanh lên ngôi, những đôi tay thủ công từng tạo nên bản sắc dân tộc lại rơi vào trạng thái bị lãng quên đến nỗi một bộ Hanbok chất lượng và giữ nguyên những nét truyền thống ở thời đại ngày nay trở nên dần khan hiếm hơn bao giờ hết. 

 

Hiện nay, tại Hàn Quốc, chỉ còn một số ít nghệ nhân còn giữ được kỹ thuật nhuộm vải truyền thống bằng tự nhiên như indigo (chàm), oriole (vang) hay màu đỏ từ cây hồng. Trong một buổi phỏng vấn, bà Kim Hyo Sook, nghệ nhân dệt ramie ở vùng Hansan từng nói: “Không phải ai cũng muốn tiếp nối nghề này. Vất vả, tốn thời gian, ít người hiểu giá trị, còn thị trường thì thu hẹp từng ngày”.

Việc trở thành nghệ nhân được công nhận cũng không dễ dàng. Nhiều người phải trải qua hàng chục năm học nghề, rèn tay và thậm chí sống rất chật vật mới có thể được trao danh hiệu “Người giữ gìn di sản văn hoá phi vật thể” của quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn họ đều đã cao tuổi và không có người kế nghiệp.

 

Vì sao giới trẻ không mấy ai còn mặn mà?

 

Ở thời đại của công nghệ, nghề thủ công không chỉ đòi hỏi tay nghề mà còn đòi hỏi sự hy sinh. Thay vì mất nhiều năm học một nghề chưa chắc sống nổi, nhiều người trẻ chọn ngành khác dễ ổn định hơn. Thêm vào đó, giáo dục hiện đại ít chú trọng tới thủ công truyền thống, và việc tiếp xúc với nghề trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

 

Ngay cả khi có một số chương trình hỗ trợ như học bổng đào tạo, workshop hoặc chiến dịch bảo tồn văn hoá, số lượng người trẻ tiếp cận được vẫn khá hạn chế. Một phần vì nghề thủ công không đủ thu hút về mặt hình ảnh, truyền thông, khác hẳn với thời trang hiện đại hay ngành giải trí vốn có sức lan toả mạnh mẽ.

 

Tuy nhiên, không phải là không có hy vọng. Một số bạn trẻ đã bắt đầu tìm cách “hồi sinh” hanbok bằng các tiếp cận mới. Các thương hiệu như Leesle, Hyeon đã mang hanbok vào đời sống hàng ngày với thiết kế đơn giản, dễ mặc, kết hợp cùng sneaker, áo khoác... Trong khi đó, một số nhà sáng tạo trên YouTube hoặc Instagram bắt đầu kể lại câu chuyện của những nghệ nhân bằng video, podcast hoặc phim tài liệu ngắn, thu hút sự chú ý từ giới trẻ. 

 

Các chương trình như “Seoul Intangible Cultural Heritage Center” hay Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hàn Quốc cũng đang tổ chức những buổi workshop để đưa nghề truyền thống đến gần hơn với công chúng. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ nếu không có sự hỗ trợ lâu dài từ chính sách, từ giáo dục, tài trợ cho nghệ nhân, đến các chiến lược truyền thông văn hoá toàn diện.

 

Hanbok không thể chỉ đẹp trên poster du lịch. Nó cần sống trong hơi thở đời thường, qua đôi tay của những người làm nghề và trong sự trân trọng từ thế hệ tiếp theo. Nếu không, một ngày nào đó, những bộ hanbok sẽ chỉ còn lại trên bìa sách, còn linh hồn của nó, những người nghệ nhân thầm lặng, sẽ dần biến mất như những sợi chỉ thêu chưa kịp nối dài.

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tám chuyện

Vào Nike thực tập sau 32 năm lên chức CEO

M
Ocap
Lượt xem 1810
Thích 0
2024.09.22
Vào Nike thực tập sau 32 năm lên chức CEO

3 Cấp độ của sự sợ hãi, nỗi sợ của bạn nằm ở đâu?

M
Ocap
Lượt xem 2276
Thích 0
2024.09.17
3 Cấp độ của sự sợ hãi, nỗi sợ của bạn nằm ở đâu?

"EM HÃY NÓI VỀ CÔNG VIỆC CŨ CỦA EM ĐI"

M
Ocap
Lượt xem 1055
Thích 0
2024.09.17
"EM HÃY NÓI VỀ CÔNG VIỆC CŨ CỦA EM ĐI"

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

M
Ocap
Lượt xem 1443
Thích 0
2024.09.04
VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?

M
Ocap
Lượt xem 1743
Thích 0
2024.09.02
4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?

Vì sao lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi?

M
Ocap
Lượt xem 1607
Thích 0
2024.09.02
Vì sao lúc nào bạn cũng thấy mệt mỏi?

6 Cách để hiểu hơn mình là ai

M
Ocap
Lượt xem 1755
Thích 0
2024.08.23
6 Cách để hiểu hơn mình là ai

Theo mẹ mưu sinh...

M
Ocap
Lượt xem 1698
Thích 0
2024.08.23
Theo mẹ mưu sinh...

Kevin và mẹ sau 32 năm (Phim Ở nhà 1 mình - Home alone)

M
Ocap
Lượt xem 1774
Thích 0
2024.08.22
Kevin và mẹ sau 32 năm (Phim Ở nhà 1 mình - Home alone)

Làm thêm ‘nghề tay trái’, hỗ trợ cho ‘nghề tay phải’: Cách Gen Z ‘vào đời’ để trang trải cuộc sống và cơ hội trở thành thế hệ người giàu mới

M
Ocap
Lượt xem 1430
Thích 0
2024.08.18
Làm thêm ‘nghề tay trái’, hỗ trợ cho ‘nghề tay phải’: Cách Gen Z ‘vào đời’ để trang trải cuộc sống và cơ hội trở thành thế hệ người giàu mới

Chuyện gì đang xảy ra ở Starbucks? Chưa đầy 2 năm rưỡi thay 3 CEO

M
Ocap
Lượt xem 1425
Thích 0
2024.08.18
Chuyện gì đang xảy ra ở Starbucks? Chưa đầy 2 năm rưỡi thay 3 CEO

Namsan mùa đông

M
Ocap
Lượt xem 1338
Thích 0
2024.08.12
Namsan mùa đông

Một góc Song Do (Incheon)

M
Ocap
Lượt xem 1356
Thích 0
2024.08.12
Một góc Song Do (Incheon)

Tháp Namsan Seoul

+2
M
Ocap
Lượt xem 1863
Thích 1
2024.08.12
Tháp Namsan Seoul

Hoàng hôn tại sông Hán (Han River)

M
Ocap
Lượt xem 1626
Thích 0
2024.08.09
Hoàng hôn tại sông Hán (Han River)
25 26 27 28 29