Những hiệu ứng tâm lý khiến bạn tin điều sai thành đúng
Bạn có biết rằng một lời nói dối, nếu được lặp đi lặp lại đủ nhiều, sẽ trở thành "sự thật"? Đây không phải lời đồn đoán vô căn cứ mà chính là thực tế về cách bộ não con người vận hành. Câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Đức Quốc xã, đã minh chứng cho điều này. Nhưng tại sao chúng ta lại dễ bị cuốn theo như vậy?
Đó là do sự tác động của ba hiệu ứng tâm lý chính:
Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect)
Khi tiếp nhận thông tin lần đầu, chúng ta có xu hướng mặc định đó là đúng, kể cả khi có bằng chứng sau này chứng minh điều ngược lại.
Hiệu ứng đám đông (Crowd Mentality)
Cái gì đám đông tin là đúng, thì ta cũng tin như vậy. Dường như sự đồng thuận của số đông mang lại cảm giác an toàn, dù sự thật đôi khi lại trái ngược.
Hiệu ứng dối trá lặp lại (Illusory Truth Effect)
Khi một thông tin, dù sai, được lặp đi lặp lại nhiều lần, bộ não dần coi nó như sự thật.
Những ví dụ đời thường mà ai cũng gặp
Không cần nhìn xa xôi về tuyên truyền hay những câu chuyện ngoài nước, các hiệu ứng này xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
1. Ăn lòng đỏ mới tốt, lòng trắng vô dụng?
Cách đây gần chục năm, đâu đâu cũng lan truyền rằng ăn nhiều trứng sẽ hại sức khỏe, và chỉ lòng đỏ mới tốt, còn lòng trắng thì chẳng có giá trị gì. Nhưng thực tế là lòng trắng trứng chứa lượng protein dồi dào, còn lòng đỏ lại có nhiều cholesterol. Gọi một bát phở trứng trần mà bỏ lòng trắng đi thì khác nào lãng phí cả một nguồn dinh dưỡng?
2. Khát nước thì uống nước canh?
Ai mà chưa từng nghe câu: "Khát nước thì uống nước canh trên bàn đi"? Nhưng bạn có biết rằng nước canh chứa nhiều muối, và uống nước canh để giải khát chẳng khác nào bảo thủy thủ uống nước biển cho đỡ khát? Thật phi lý, nhưng câu nói này được lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, đến mức khó ai phản bác.
3. Rùa hồ Gươm? Không, đó là ba ba!
Bạn có nghe về cụ rùa hồ Gươm gắn liền với vua Lê Lợi và thanh gươm thần thoại? Nhưng thực tế, "cụ rùa" ấy là loài ba ba, có tên khoa học Rafetus swinhoei. Trong văn hóa Á Đông, rùa (Tortoise) mang ý nghĩa linh thiêng, trường thọ, nhưng ba ba (Turtle) lại hoàn toàn khác. Sự nhầm lẫn này tồn tại đến tận ngày nay, minh chứng cho sức mạnh của những "sự thật giả".
Bài học rút ra
Hiệu ứng tâm lý khiến chúng ta dễ bị cuốn theo những điều sai lầm nhưng được lặp đi lặp lại. Vì vậy, trước khi tin vào điều gì, hãy luôn đặt câu hỏi, kiểm tra nguồn gốc thông tin và đừng để mình bị "dắt mũi" bởi đám đông hay những niềm tin đã cũ.
Bình luận