Ngưng than vãn về thuế quan đi vì bây giờ chim cánh cụt cũng phải lao động để đóng thuế...?
Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tiết lộ bảng thuế quan cho thấy ông đã áp dụng mức thuế đối ứng lên quần đảo Heard và McDonald, nơi cách đất liền Australia hơn 4.000km và chỉ có chim cánh cụt và hải cẩu sinh sống. Thông tin này lập tức khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu mỗi chú chim phải “trả thuế” bằng một con cá? Chính động thái này đã gây ra làn sóng phản ứng và chế giễu trên toàn cầu
Nhưng phía Mỹ có câu trả lời nghiêm túc hơn rằng đây là một phần trong chiến lược bịt mọi “lỗ hổng thương mại” toàn cầu. Phát biểu trên CBS ngày 6/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick bảo vệ quyết định áp thuế, khẳng định đây là biện pháp có chủ đích, không phải nhầm lẫn hay quyết định từ trí tuệ nhân tạo như một số nhà báo nghi ngờ.
“Tổng thống Trump nói rằng ông ấy không thể để bất kỳ nơi nào trên thế giới - dù xa xôi hay không người ở , trở thành điểm trung chuyển cho Trung Quốc hay quốc gia khác đưa hàng vào Mỹ,” ông Lutnick phát biểu.
Ông cũng nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi đang xây dựng lại sự vĩ đại của nước Mỹ từ chính nước Mỹ. Tổng thống đã quá mệt mỏi khi đất nước bị lợi dụng.”
Phản ứng từ phía Australia là ngỡ ngàng ngơ ngác và lẫn bối rối. Bộ trưởng Thương mại Don Farrell gọi đây là “một sai lầm rõ ràng”, và cho rằng danh sách áp thuế đã được chuẩn bị vô cùng vội vàng. Thực tế, không có ai sinh sống trên quần đảo Heard và McDonald trong suốt gần một thập kỷ qua. Đây là một vùng lãnh thổ xa xôi thuộc chủ quyền Australia, nằm gần Nam Cực và là nơi sinh sống của chim cánh cụt hoàng đế cùng các loài hải cẩu. Không có hoạt động kinh tế, không có giao thương, cũng không có cơ sở hạ tầng.
Dù chính phủ Mỹ tuyên bố có lý do chính đáng, các nhà phân tích tại Guardian đã chỉ ra khả năng một phần nguyên nhân đến từ… lỗi đánh máy và sai sót trong dữ liệu thương mại.
Ví dụ: Năm 2022, Mỹ ghi nhận nhập khẩu khoảng 1,4 triệu USD hàng hóa từ quần đảo Heard và McDonald, chủ yếu là “thiết bị điện và máy móc” nhưng không rõ nguồn gốc thực sự. Một số lô hàng rượu, giày Timberland, thiết bị nhà máy từ Anh, Đức, Áo… đã bị gán nhầm nguồn gốc xuất xứ là từ các vùng lãnh thổ hẻo lánh của Australia.
Trong một trường hợp, địa chỉ công ty Starlinger tại Vienna, Áo được hệ thống ghi nhận là… “Vienna, Quần đảo Heard và McDonald.”
Vụ việc đã trở thành chủ đề hài hước trên mạng xã hội, với hình ảnh chim cánh cụt đội nón bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, hay lập “phái đoàn đàm phán” đến Nhà Trắng. Tuy nhiên, đằng sau tiếng cười là một thực tế đáng lo ngại về độ chính xác của chính sách thương mại Mỹ, nếu đúng như các chuyên gia phỏng đoán, không loại trừ khả năng AI, dữ liệu sai lệch và quy trình hành chính cẩu thả có thể dẫn đến các quyết định gây tổn hại uy tín quốc tế và quan hệ đồng minh.
Gác lại tất cả, cùng xem một số meme do cộng đồng mạng đã bắt tay làm ngay khi nhìn thấy “tương lai” những chú chim cánh cụt cũng phải lao động để đóng thuế nhé:




Bình luận 0

Tám chuyện
Khi Ông Nội Bị Pha kè!

Tại Sao Làm Công Nghiệp Bằng Hình Ảnh TRẺ EM???

Spam – Từ nghi ngờ đến nghiện ngập

Nỗi sợ chắc chưa ai kể khi đi làm tại cửa hàng tiện lợi ở Hàn

Nỗi ám ảnh mang tên "phân loại rác" ở Hàn Quốc – Chuyện không của riêng ai!

Soju có phải được làm từ gạo? Sự thật có thể khiến nhiều người "té ngửa"

Hiểu luật nên là một đặc quyền

TOP NHỮNG CÂU HỎI PHONG ẤN NGƯỜI HÀN

Các chứng bệnh tâm lý có đang thực sự được quan tâm tại Hàn Quốc?
Vấn đề bài ngoại ở Hàn Quốc: Người Hàn không thân thiện như bạn nghĩ?

Những thay đổi tích cực với cộng đồng LGBT+ của xã hội Hàn Quốc

Hôm nay con cảm thấy thế nào?

Công Việc Bán Thời Gian Gây Sốc Khi 10 Ngày Nhận Gần 8 Triệu Won

10 quy tắc bất thành văn dành cho người nước ngoài muốn làm việc tại Hàn Quốc

Làm gì khi đi date với người Hàn Quốc?
