Hồi đó làm gì có trầm cảm

#1. Câu chuyện hồi nhỏ nghe về người có cái bánh treo trên cổ mà vẫn chết đói, chính là một ví dụ rất điển hình cho tình trạng trầm cảm nặng đến mức cực độ: tâm trạng vô cùng u uất, không còn hứng thú hay cảm giác vui vẻ, không thể giao tiếp bình thường, suy giảm khả năng nhận thức, phản ứng chậm chạp, cơ thể rệu rã, hệ tiêu hoá cũng hoạt động kém.
#2. Nói thật, mỗi lần đọc tiểu thuyết cổ đại, mình cảm thấy người xưa bị trầm cảm nặng thật sự. Đặc biệt là mấy thiếu gia tiểu thư nhà quyền quý, chỉ cần gặp chút chuyện tình cảm không như ý, hay bị ấm ức gì đó, liền nhắm mắt nằm trên giường không ăn không uống, nằm vài tháng là mất. Hồi nhỏ mình không hiểu nổi: Sao mà chết dễ vậy? Sao không đứng dậy đi giành lại người mình yêu? Sao không đứng lên đuổi kẻ xấu đi? Sau này lớn lên mới hiểu, họ chết vì một “căn bệnh” — mà chính là gốc rễ của trầm cảm: đó là chế độ phong kiến. So với thế giới hiện đại tự do cởi mở, thì con người thời xưa thật sự quá dễ bị bóp nghẹt. Trong cái hoàn cảnh đó, ai có thể sống mà giữ được sự tỉnh táo không phát đi*n, mình thấy đã là điều rất đáng nể rồi.
#3. Không có trầm cảm á? Vậy những người từng “uất ức mà chết”, “phiền muộn rồi mất”, “vì lo lắng mà qua đời”, “buồn rầu lìa trần”, “sầu muộn mà ra đi”, “u uất không vui rồi mất”, “vì trầm uất mà lìa xa cõi tạm”… xin được lên tiếng phản đối mạnh mẽ! Người xưa cũng có trầm cảm chứ, chỉ là không có cái tên khoa học hiện đại để gọi mà thôi.
#4. Người hiện đại: Cúm.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Bệnh dịch hạch.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Kiết lị.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Sốt rét.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Tả.
Người xưa: Đại dịch.
Người hiện đại: Thương hàn.
Người xưa: Đại dịch.
Hồi xưa không có phân loại bệnh tật rõ ràng, cái gì lây, phát sốt, chết nhiều người là… “đại dịch” hết!
#5. Thật ra, người hiện đại cũng đâu có trầm cảm. Toàn là “Tại lười học đấy thôi”, “Chơi điện thoại nhiều quá mà ra nông nỗi”, “Nghĩ linh tinh vớ vẩn", “Nghĩ thoáng ra là được”...
#6. Bây giờ trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hưng cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực… đều có tên gọi và phân loại rõ ràng. Ngày xưa, tất cả những bệnh này đều được gọi chung là: kẻ điên.
#7. Vì sao thời cổ đại tỷ lệ tai nạn máy bay bằng 0?
#8. Chỉ cần chết sớm, con người có thể tránh được rất nhiều bệnh tật. Chỉ cần tỷ lệ hiểu biết thấp, con người có thể bỏ qua rất rất nhiều các vấn đề.
Bình luận 0

Tám chuyện
Sống Tối Giản – Hành Trình Yêu Bản Thân Trên Đất Hàn Của Cô Gái Tuổi 30

Giữa xứ người
Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày đầu tiên mình đi cà phê một mình ở Hàn Quốc.

Hàn quốc đã giúp tôi hoàn chỉnh hơn 🩷

Khẩu vị món ăn Hàn Quốc qua lăng kính của một nàng dâu Việt

Ăn Mì Gói Bên Bờ Sông – Một Ký Ức Nhỏ Trong Những Ngày Du Học Ở Hàn Quốc

Bên cạnh bà, tôi học cách bình tĩnh

Lá cờ Việt ở Osaka

Hôm nay tôi đã bơi cùng sứa

Một thứ mà 3 trong số 10 người Hàn Quốc luôn chú ý trước lúc rời khỏi phòng khi đi du lịch

Tranh cãi về đạo đức nơi công cộng của Kim Na-young, liệu cộng động mạng quá khắt khe hay người nổi tiếng thiếu ý thức?

Nhà xác.

Tôi có thể nhớ lại cảm giác là một con người.

Ba niềm tin cốt lõi Phật giáo

Cuộc chơi quyền lực trong Tư Pháp
