4 Cấp độ của sự lắng nghe, bạn đang ở đâu?
1
Ocap
2024.09.02
Thích 0
Lượt xem162
Bình luận 0
Nghe bằng tai là cấp độ cơ bản nhất, vậy nghe sâu hơn thì nghe bằng gì?
Đạt Lai Lạt Ma từng nói:
Khi nói, bạn chỉ đang lặp lại thứ bạn vốn đã biết. Nhưng khi lắng nghe, có thể bạn sẽ học được điều gì đó mới mẻ.
(When you talk, you are only repeating what you already know. But if you listen, you may learn something new.)
Việc lắng nghe giúp chúng ta gia tăng nhận thức đối với thế giới xung quanh. Khi nghe thấy tiếng mèo kêu ở gần tủ lạnh, điều đó nghĩa là “hoàng thượng” đang muốn bạn lấy pa tê. Khi nghe thấy ai đó đang hét lên, có lẽ họ đang cần sự giúp đỡ hoặc đơn giản chỉ đang bị bất ngờ.
Giữa mối quan hệ của người và người, lắng nghe đúng cách giúp ta hiểu được người khác hơn, xây dựng được lòng tin và tạo những mối quan hệ vững vàng. Không dừng lại ở đó, việc lắng nghe còn hỗ trợ hiệu quả cho việc học tập, giúp ta phát triển và thấu hiểu bản thân hơn.
Lắng nghe không chỉ đơn thuần là ngồi nghe mà có nhiều cấp độ từ dễ tới khó, đòi hỏi sự thực hành liên tục để cải thiện, như người ta vẫn thường nói không dễ để trở thành một người giỏi lắng nghe. Vì vậy, bài viết này được thực hiện với mong muốn đem đến cho bạn một “tài liệu tham khảo” giúp bạn hình dung được các cấp độ lắng nghe, để nhận ra mình đang ở đâu khi đang lắng nghe hàng ngày và cần cải thiện gì để nghe sâu hơn.
Cấp độ 1: Lắng nghe bằng đôi tai
Ở cấp độ cơ bản này bất kỳ ai có khả năng nghe đều có thể thực hiện được. Bởi việc lắng nghe bằng tai trong nhiều trường hợp chỉ đơn thuần là hoạt động nghe thụ động. Tạo hoá có lẽ vì muốn giữ cho loài người an toàn nên tạo ra chúng ta chỉ có một cái miệng cho bớt ồn ào, nhưng có đến 2 tai luôn vểnh lên nghe ngóng xem có con thú nào đang rình rập xung quanh.
Vì thế, chúng ta luôn có xu hướng buộc phải nghe âm thanh từ môi trường một cách thụ động, và khi có quá nhiều âm thanh sẽ khiến não bộ trở nên sao nhãng, nhất là trong một cuộc đối thoại, lớp học, workshop,... Do đó, để có thể tiếp thu thông tin có giá trị, ta cần phải học cách tập trung và chọn lọc những âm thanh chứa thông tin phù hợp, hay nói cách khác là vượt qua thế bị động để nghe chủ động hơn.
Cấp độ 2: Lắng nghe bằng tâm trí
Lúc này, không chỉ có tai nghe mà cả tâm trí cũng bắt đầu lắng nghe và xử lý âm thanh. Do đó sẽ có những điều rắc rối phát sinh:
Khi lắng nghe bằng một tâm trí đóng (close minded): bạn sẽ có tâm thế sẵn sàng phát xét và lên tiếng khi có điều gì cho là không đúng với mình.
Khi lắng nghe bằng một tâm trí mở (open minded): bạn sẽ hiểu rằng mọi thứ chỉ là góc nhìn quan điểm (point of view), không có sai và đúng. Ta tập trung vào việc tìm kiếm những dữ kiện thực tế (fact) để xác định góc nhìn nào phù hợp hơn.
Nhưng dù nghe bằng tâm trí nào thì ở cấp độ này ta sẽ luôn chực chờ để được nói. Bởi vì tâm trí sẽ liên tục sử dụng các dữ liệu đã có, xử lý thông tin và muốn cho ra kết luận. Chẳng hạn như: “Bạn sai rồi, anh ta là người tốt, nên nếu anh ta làm như vậy thì đó là do bạn đã làm gì sai. Thử nhớ lại xem bạn đã làm gì rồi?” Hoặc sẽ là: “Bạn có chắc là anh ấy cố tình không? Bạn đã thử nói chuyện và tìm hiểu lý do chưa? Biết đâu có sự hiểu lầm thì sao?”
Việc nói ra như vậy có thể cung cấp thêm góc nhìn cho hoàn cảnh của người đang nói chuyện với bạn, nhưng liệu đó có phải là thứ họ thật sự muốn nghe lúc này? Và có chắc mục đích họ nói ra tâm tư là để tìm kiếm lời khuyên?
Cấp độ 3: Lắng nghe bằng trái tim
Đây là lúc chúng ta lắng nghe bằng sự đồng cảm. Cấp độ này không dễ để đạt được bởi vì nó đòi hỏi sự kết nối bằng cả trái tim và tâm trí giữa người nói với người nghe.
Nếu bạn là người đang lắng nghe, bạn sẽ cần đặt mình vào hoàn cảnh của người nói đồng thời dựa trên cả trải nghiệm của bản thân, đưa những cảm xúc tương tự từng có trở về. Cùng với đó, bạn cần phải mở cửa cả trái tim mình, chấp nhận nó có khả năng bị tổn thương vì những điều đang được nghe.
Bởi một khi bạn cảm thấy mối liên kết với người đối diện thật mạnh mẽ, bạn sẽ thấy nhịp tim bắt đầu thay đổi, như có thể đồng bộ mạch đập với người nói, để cùng cảm nhận nỗi đau, sự xấu hổ, niềm hân hoan, sự hạnh phúc.
Rồi sau cùng, bạn biết được người đối diện thật sự cần điều gì. Đó có thể cần một cái ôm, một nụ cười hoặc thậm chí là sự im lặng. Bởi đôi khi, thứ họ cần đơn giản là sự đồng cảm từ người khác, chứ không phải giải pháp cho vấn đề của mình.
Cần có rất nhiều sự nỗ lực và quan tâm để đạt được cấp độ này, nhưng phần thưởng là mối quan hệ của người nói và người nghe sẽ xích lại gần hơn và bền chặt hơn.
Cấp độ 4: Lắng nghe bằng sự toàn vẹn
Lắng nghe toàn vẹn là bao gồm hết các cấp độ trên và đi sâu hơn xuống ý chí cá nhân của mỗi người.
Mình có niềm tin rằng bên trong mỗi người đều tồn tại một vũ trụ độc bản với những quy tắc vận hành rất riêng. Khi 2 người xây dựng mối quan hệ cũng là lúc quỹ đạo của 2 vũ trụ này gặp nhau, khi đó sẽ bắt đầu xảy ra xung đột bởi sự khác biệt hoặc nhận thấy điểm chung giữa quy tắc vận hành của đôi bên.
Có những mối quan hệ đang thân thiết, gắn bó, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn thì bỗng gặp phải xung đột không thể hóa giải, từ đó dẫn tới tan vỡ. Hoặc có những mối quan hệ ban đầu dường như không ưa nhau, sau khi tiếp xúc, bắt đầu thấy các giá trị chung lại trở nên gắn bó hơn.
Vì vậy, lắng nghe toàn vẹn cần rất nhiều sự dũng cảm, để mở ra vũ trụ thầm kín của mình cho người khác thấy và để sẵn lòng gặp gỡ với một vũ trụ hoàn toàn khác biệt với mình. Nhưng đó sẽ là tiền đề cho một mối quan hệ thật sự vững bền. Như lời của
Peter Drucker: “The most important thing in communication is hearing what isn’t said.” (Tạm dịch: Điều quan trọng trong giao tiếp là lắng nghe những điều không được nói ra.)
Suy nghĩ cuối
Hiện tại, mình đang cố gắng nâng cấp khả năng lắng nghe ở cấp độ 2 sang trạng thái tâm trí mở hoàn toàn. Thỉnh thoảng, mình vẫn dễ dàng đạt được cấp độ 3 với những người mình dành sự quan tâm đặc biệt, nhưng vẫn chưa thể chủ động chuyển sang cấp độ này khi mình cần.
Còn ở cấp độ 4, mình cảm thấy may mắn khi đã từng lắng nghe toàn vẹn đứa trẻ 11 tuổi bên trong mình. Đó thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời đã giúp mình hiểu ra mối liên kết giữa những nỗi đau trong quá khứ với cách nghĩ và hành động ở hiện tại. Và tạo ra cơ hội để mình biến đổi và thấy rõ ràng hơn cần phải làm gì để tiếp tục phát triển bản thân hơn.
Còn bạn, bạn đang ở đâu trên hành trình tập lắng nghe? Bạn đã hiểu hơn về người khác và về chính mình?
* Nguồn : https://vietcetera.com/vn/4-cap-do-cua-su-lang-nghe-ban-dang-o-dau
Tám chuyện
Điều may mắn nhất khi đi làm...
1
Ocap
Lượt xem
15
Thích 0
2024.11.14
🍰 Bất ngờ tại văn phòng: Tự nhiên thấy bánh Việt Nam!
1
Ocap
Lượt xem
32
Thích 0
2024.11.12
MÌNH CÓ TRẢI NGHIỆM KHÔNG TỐT VỚI CÁC HEADHUNTERS
1
Ocap
Lượt xem
22
Thích 0
2024.11.12
Làm sao để đối mặt với nỗi sợ lớn nhất cuộc đời bạn?
1
Ocap
Lượt xem
56
Thích 0
2024.11.06
Vì sao càng hăng hái càng dễ hết hứng?
1
Ocap
Lượt xem
49
Thích 0
2024.11.06
Đi xuất khẩu lao động và câu chuyện trở về: Bạn có sẵn sàng đối mặt?
1
Ocap
Lượt xem
63
Thích 0
2024.11.04
Vài suy nghĩ về thị trường Ví Điện Tử Việt Nam
1
Ocap
Lượt xem
51
Thích 0
2024.11.04
Bánh Mì... kẹp cả hương vị Quê hương...
1
Ocap
Lượt xem
49
Thích 0
2024.11.04
Có những ngày ngập ngụa trong công việc!!!
1
Ocap
Lượt xem
59
Thích 0
2024.11.04
Đừng vội xin nghỉ việc những lúc này!!!
1
Ocap
Lượt xem
61
Thích 0
2024.11.04
KIẾM TIỀN TRÊN THUA LỖ CỦA NGƯỜI KHÁC
1
Ocap
Lượt xem
51
Thích 0
2024.11.04
Đội ngũ "giải trí" của Kim Jong-un : Tuyển chọn các cô gái xinh đẹp để phục vụ lãnh đạo
1
Ocap
Lượt xem
52
Thích 0
2024.11.04
Bắt đầu ngày mới với lời chào đầy năng lượng!
1
Ocap
Lượt xem
32
Thích 0
2024.11.01
Thật nản lòng khi sống ở Hàn Quốc với tư cách là một kiều bào (người gốc Hàn)
1
Ocap
Lượt xem
39
Thích 0
2024.11.01
Luôn bị đối xử tệ như là bị lớn tiếng, bắt nạt hay đối xử bất công?
1
Ocap
Lượt xem
39
Thích 0
2024.10.30
Bình luận