Kim chi nha

Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ: Khi yêu thương mù quáng lại khiến con mất đi các kĩ năng xã hội

1
bngoc_022
2025.03.30 Thích 0 Lượt xem 124 Bình luận 0

Chắc hẳn các bậc làm cha mẹ trong chúng ta cũng từng rơi vào 1 hoặc 2 trường hợp như thế này: khi đứng giữa siêu thị đông người, con mình khóc nấc lên chỉ vì không được mua một món đồ chơi,và ánh mắt của mọi người xung quanh như thiêu đốt từng centimet trên làn da mình. Khi ấy, điều đầu tiên bạn làm là gì?
Nhiều người sẽ chọn cách nhanh chóng dỗ dành con, thậm chí là… chiều theo để con nín. Vì đơn giản thôi: “Con khóc, chắc con buồn thật mà.”
Nhưng... liệu mọi giọt nước mắt trẻ thơ đều đáng tin?

Đừng vội tin vào nước mắt trẻ thơ

Một nghiên cứu xã hội gần đây được chia sẻ trên JoongAng Ilbo đã chỉ ra rằng: không phải lúc nào trẻ cũng khóc vì cảm xúc thật. Trong nhiều trường hợp, đó là phản ứng đã học được để đạt được điều mình muốn. Nghe có vẻ nghiệt ngã, nhưng đó là một phần của quá trình trưởng thành.

 

Điều đáng nói hơn, nếu cha mẹ không tinh tế nhận ra sự khác biệt giữa “khóc vì tổn thương thật sự” và “khóc để thao túng cảm xúc người lớn”, trẻ sẽ dần hình thành một kiểu tương tác xã hội lệch lạc. Trẻ nghĩ rằng mình chỉ cần khóc, là sẽ được tha thứ, được nhường nhịn, được chiều chuộng. Và điều đó, rất tiếc, không hề đúng khi bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia.

Cha mẹ yêu thương, nhưng lại vô tình “đóng khung” con trong vòng an toàn… =bạn đã từng thấy những đứa trẻ né tránh mâu thuẫn bằng cách chạy đến mách mẹ chưa? Hay những đứa trẻ chỉ kết bạn với người dễ bảo, dễ chiều, tránh né bất kỳ người bạn nào “không nghe lời mình”?

 

Theo các chuyên gia tâm lý, sự can thiệp quá mức của cha mẹ trong mọi xung đột xã hội của trẻ, từ cãi nhau với bạn, đến việc ai là người chơi xích đu trước,… sẽ khiến con mất khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, không học được cách giải quyết vấn đề và hòa nhập.

Và rồi, khi lớn lên, những đứa trẻ ấy dễ cảm thấy tổn thương, hay so sánh, hay đổ lỗi, và lúng túng trong các mối quan hệ.

 “Trẻ cần học cách thất vọng, học cách thỏa hiệp, học cách chờ đợi… như một phần của quá trình lớn lên. Nếu cha mẹ luôn nhảy vào trước một bước, trẻ sẽ chẳng bao giờ học được điều đó.” – trích lời nhà tâm lý học trẻ em tại Hàn Quốc.

 

Vì vậy một giải pháp được đề ra chính là hãy giúp con học cách sống cùng người khác, chứ không phải sống để được phục vụ

Chúng ta ai cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng đôi khi, “tốt” không phải là luôn chiều theo, mà là cho con cơ hội học cách tự đứng lên sau một va vấp nhỏ

1. Khi con khóc vì bị bạn lấy đồ chơi? Đừng vội can thiệp. Hỏi con: “Con có thể làm gì để lấy lại món đồ ấy một cách tử tế?”

2. Khi con không được chọn vào nhóm chơi? Cùng con phân tích lý do, thay vì vội vàng đi tìm “công lý”.

3. Khi con thất vọng, buồn bã? Đón nhận cảm xúc đó, nhưng đừng ngay lập tức xoa dịu bằng phần thưởng hay thay thế. Trẻ cần học rằng nỗi buồn cũng là một phần rất bình thường của cuộc sống.

 


Hãy hiểu rằng tình yêu không chỉ là vòng tay ôm, mà còn là những lần buông tay đúng lúc

 

Nếu bạn đã từng cảm thấy mâu thuẫn giữa việc “bảo vệ con” và “để con tự đối mặt”, thì bạn không cô đơn đâu. Nuôi dạy một đứa trẻ không chỉ là hành trình dẫn dắt, mà còn là quá trình học cách tin tưởng vào nội lực của con, để một ngày nào đó, con có thể bước ra thế giới bằng chính đôi chân vững vàng của mình. Vì rồi sẽ đến lúc, khi không còn bạn ở đó để lau nước mắt, con cũng phải học cách lau nước mắt cho chính mình chứ. Khi ấy, bạn sẽ biết rằng mình đã làm đúng, từ những lần không vội vã dỗ dành con khi con bật khóc.

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tám chuyện

Mình đã tạo một nhóm chat mở dành cho những ai yêu thích đi triển lãm nghệ thuật và làm những điều thú vị cùng nhau tại Seoul

M
Ocap
Lượt xem 327
Thích 0
2025.01.18

Có ai ở Seoul muốn gặp gỡ không?

M
Ocap
Lượt xem 335
Thích 0
2025.01.18

Tìm bạn trao đổi ngôn ngữ

M
Ocap
Lượt xem 408
Thích 0
2025.01.18

Dạo này khi đi mua điện thoại cũ ở Technomart, nhìn nhân viên cửa hàng điện thoại cũ trông thật oải

+1
M
Ocap
Lượt xem 335
Thích 0
2025.01.18

Tổng thống Hàn ăn gì khi ở trong tù?

+1
1
open
Lượt xem 418
Thích 0
2025.01.16
Tổng thống Hàn ăn gì khi ở trong tù?

Tại sao người Hàn trên Instagram lại giàu đến thế ?

M
Ocap
Lượt xem 402
Thích 0
2025.01.16
Tại sao người Hàn trên Instagram lại giàu đến thế ?

Nên lập tài khoản ngân hàng nào tốt nhất cho người nước ngoài?

+3
1
goyang
Lượt xem 414
Thích 3
2025.01.16
Nên lập tài khoản ngân hàng nào tốt nhất cho người nước ngoài?

Hình như dạo này đang có xu hướng chỉ trích văn hóa Hàn phải không ta?

1
goyang
Lượt xem 302
Thích 0
2025.01.14

Không thể tin tưởng mấy cái đánh giá trên Coupang đâu nha!

1
goyang
Lượt xem 444
Thích 0
2025.01.14

Pháp Trị và Câu Chuyện Công Bằng

1
open
Lượt xem 328
Thích 0
2025.01.13
Pháp Trị và Câu Chuyện Công Bằng

Những hiệu ứng tâm lý khiến bạn tin điều sai thành đúng

1
open
Lượt xem 296
Thích 0
2025.01.13
Những hiệu ứng tâm lý khiến bạn tin điều sai thành đúng

Người Hàn có thực sự coi thường người đến từ Đông Nam Á không ? Cho mình xin ý kiến với ....

+2
M
Ocap
Lượt xem 388
Thích 0
2025.01.10

AI sống khu Gangnam lâu cho mình hỏi mấy ông bà sống ở khu Gangnam là giàu thiệt hay "phông bạt" vậy mọi người?

+1
M
Ocap
Lượt xem 338
Thích 0
2025.01.10

Nếu bạn là du học sinh thì tránh mấy vụ này nhé....

+1
M
Ocap
Lượt xem 406
Thích 0
2025.01.10

Bất chấp sự phản đối và tẩy chay tại Việt Nam, 'Trò chơi con mực 2 - Squid Game 2' vẫn đạt vị trí số 1 toàn cầu

+1
M
Ocap
Lượt xem 1156
Thích 0
2025.01.07
Bất chấp sự phản đối và tẩy chay tại Việt Nam, 'Trò chơi con mực 2 - Squid Game 2' vẫn đạt vị trí số 1 toàn cầu
14 15 16 17 18