Khi một ly bia nói lên cả cơ chế thị trường
Không có gì buồn hơn việc nhìn thấy một điều hay ho biến mất, không phải vì nó dở, mà vì nó không có cơ hội được sống đủ lâu để chứng minh mình đáng giá. Ở Hàn Quốc, điều đó đang xảy ra với bia thủ công.

Nhiều người vẫn hỏi: "Tại sao bia ở Hàn Quốc lại đắt đến kỳ lạ?" Câu trả lời không nằm ở hương vị, không nằm ở giá trị sản phẩm, mà nằm ở một mê cung của các tầng thuế, luật lệ và định kiến thị trường. Đắt không phải vì bia quá tốt, mà vì hệ thống thuế và cơ chế kiểm soát khiến bất cứ loại bia nào không thuộc dòng sản xuất công nghiệp đều trở nên tốn kém một cách bất hợp lý.
Đầu tiên, chính sách thuế không phân biệt giữa một mẻ bia thành công hay thất bại. Tại đây, chính phủ không đánh thuế theo doanh thu, mà đánh thuế theo sản lượng. Điều này đặt ra một bài toán kỳ quặc: nhà sản xuất phải trả thuế cả cho những thùng bia không bao giờ được tiêu thụ. Với các nhà máy bia thủ công nơi sáng tạo luôn đi kèm rủi ro, đây là một đòn chí mạng. Bia công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt, còn bia thủ công, để tồn tại, cần không gian thử nghiệm. Nhưng ở Hàn Quốc, thử nghiệm đi kèm… thuế.
Rồi đến ngũ cốc nguyên liệu không thể thiếu cho những dòng bia đặc biệt. Có những loại mạch nha, hoa bia nhập khẩu chịu thuế cao đến mức chính bản thân nguyên liệu đã đủ để bóp nghẹt một kế hoạch sáng tạo. Ngay cả khi vượt qua được hàng rào nguyên liệu, các nhà sản xuất còn phải đối mặt với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc. Mỗi công thức bia mới phải trình duyệt, mỗi thay đổi nhỏ cũng phải bắt đầu lại từ đầu. Và nếu nhập men đặc sản từ nước ngoài, rủi ro còn lớn hơn chỉ cần một lần kiểm tra sai quy cách, mẻ men đắt tiền có thể bị phá hủy ngay tại cổng hải quan.
Trong khi đó, thị trường lại không dành sự ưu ái cho những nỗ lực như thế. Một lon Cass sản xuất đại trà vẫn có thể nằm trên kệ với giá hơn khá chát, trong khi cùng số tiền ấy, người ta có thể mua hai chai soju hoặc một chai makgeolli 750ml. Người tiêu dùng nhanh chóng hiểu rằng nếu mục tiêu là cồn thì bia không phải lựa chọn khôn ngoan. Và nếu mục tiêu là trải nghiệm thì giá bia craft lại trở thành một rào cản.

Nghịch lý ở chỗ, ngay cả bia nhập khẩu vốn từng được xem là lựa chọn thay thế cũng không còn dễ chịu. Dù được miễn thuế nhập khẩu nhờ hiệp định thương mại, các loại bia ngoại vẫn phải chịu hệ thống thuế nội địa khắt khe. Khi tính cả phí vận chuyển, kiểm định, thuế rượu, thuế giáo dục và VAT, một lon IPA nhập khẩu có giá ngang một phần ăn tối.
Kết quả là gì? Các quán bia craft đóng cửa, nhà máy nhỏ giải thể, những nhãn hiệu từng là biểu tượng của sự táo bạo dần biến mất. Bia thủ công Hàn Quốc không chết vì người ta không thích nó mà vì nó không sống nổi trong một hệ thống vốn chưa từng được thiết kế để nó sống sót.
Bình luận 1

Văn hóa
Quốc bảo 900 Năm Tuổi Hàn Quốc Hồi Sinh Kỳ Diệu Giữa Đống Tro Tàn

Cơ Hội Không Thể Bỏ Lỡ Cho Người Yêu Tiếng Hàn: Tranh Cúp Đại Sứ Hàn Quốc 2025!

"Khi không biết đi đâu, hãy lên núi. Núi sẽ không bao giờ từ chối bạn" đằng sau những ngọn núi thiêng mang theo câu chuyện tâm linh bản địa

Phim Kiểu Ma Dong Seok Gục Trước Một Bà Già Cầm Dao

The Old Woman With The Knife: Ai bảo một sát thủ không được phép già?

The Host của Bong Joon Ho có thật sự là phim chống Mỹ?

Con Quái Vật Của Bong Joon Ho

"Khi não mệt mỏi, hãy đến bảo tàng mỹ thuật"

“Báo chí là bạn đồng hành của những người yếu thế” – và điều đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị

🌍 Cơ Hội Quốc Tế Cho Thế Hệ Sáng Tạo Trẻ!

Marathon: Cơn Sốt Vận Động Hay Gánh Nặng Cuối Tuần Của Người Dân Seoul?

Câu chuyện về những con người “nhẹ nhàng” và tiêu chuẩn mới của chương trình ẩm thực

Đã cán mốc 300.000 bản bán ra! 190 lời trí tuệ dành cho những tâm hồn mỏi mệt giữa bộn bề cuộc sống

Cuốn sách “thanh xuân” vĩnh cửu cùng thời đại

"Khi tôi không biết mình muốn gì" - Cuốn sách đưa ta về với cốt lõi đến bình an
