Hàn Quốc bị phanh phui "xuất khẩu trẻ sơ sinh"
Hàn Quốc từng là một trong những “nhà xuất khẩu trẻ sơ sinh” lớn nhất thế giới, nhưng đằng sau đó là một chuỗi sai phạm và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, theo kết quả điều tra vừa được Ủy ban Sự thật và Hòa giải công bố.

Báo cáo điều tra 100 hồ sơ đầu tiên trong tổng số 367 đơn kiến nghị từ người Hàn Quốc được nhận nuôi ở nước ngoài giai đoạn 1964–1999 cho thấy, ít nhất 56 trường hợp là nạn nhân trực tiếp của sai phạm có hệ thống – từ giả mạo giấy khai sinh, sai sự thật về tình trạng bị bỏ rơi, cho đến việc thiếu sự đồng ý hợp pháp từ cha mẹ ruột.
Từ sau Chiến tranh Triều Tiên, hơn 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được gửi ra nước ngoài làm con nuôi, chủ yếu tới Mỹ, châu Âu và Úc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong số này không hề được bố mẹ ruột đồng ý hợp pháp, thậm chí có những ca bị ép buộc tách khỏi gia đình.
Điều tra cho thấy nhiều cơ quan nhận con nuôi tư nhân đã hoạt động không qua kiểm soát của chính phủ, tài trợ chủ yếu từ tiền quyên góp của cha mẹ nuôi quốc tế. Mô hình này vô tình tạo áp lực phải tiếp tục “xuất khẩu” trẻ để duy trì tài chính – từ đó gia tăng nguy cơ gian lận, lạm dụng và buôn người.
Trong các vụ việc bị xác nhận, có trường hợp người mẹ chỉ một ngày sau sinh đã bị yêu cầu ký giấy đồng ý cho con đi mà không có chứng minh nhân thân hay xác minh quan hệ huyết thống. Ngoài ra, việc sàng lọc cha mẹ nuôi cũng được thực hiện một cách sơ sài, thiếu trách nhiệm, thậm chí có dấu hiệu bắt buộc trả phí để được nhận con.
Ủy ban đã khuyến nghị chính phủ cần công khai xin lỗi, điều tra toàn diện về quốc tịch hiện tại của các adoptee, đồng thời bồi thường và hỗ trợ xác minh danh tính cho những người bị làm giả hồ sơ. Tuy nhiên, hiện mới chỉ một nửa số hồ sơ được công nhận là nạn nhân, gây lo ngại và bức xúc trong cộng đồng adoptee.
Cuộc điều tra toàn diện sẽ tiếp tục đến tháng 5/2025. Dù luật pháp Hàn Quốc đã siết chặt quy định nhận con nuôi từ thập niên 2010, nhưng vụ việc này tiếp tục làm dấy lên nghi vấn về trách nhiệm của chính phủ trong một quá khứ đau thương bị che giấu dưới danh nghĩa nhân đạo.
“Chúng tôi không có giấy tờ, không có tiếng nói, không có quyền. Đây là vấn đề nhân quyền, không chỉ là vài trường hợp lẻ tẻ,” – một adoptee chia sẻ sau khi bị từ chối công nhận nạn nhân do thiếu hồ sơ.
Bình luận 0

Văn hóa
Phim kinh dị Hàn Quốc không hay? Bộ phim này sẽ thách thức bạn đến tận cùng!

Cầu thang nguyện ước: Cơn lạnh gáy từ phim ảnh đến đời thực tại Hàn Quốc

ÂM HÔN Ở HÀN QUỐC – ĐÁM CƯỚI VỚI NGƯỜI CHẾT GIỮA THỰC VÀ MÊ

Thiên đường hay Địa ngục - cả hai đều mở ra và đóng lại trong một ý nghĩ.

Video Ngắn Đang Lặng Lẽ Giết Chết Khả Năng Suy Nghĩ Của Bạn

Cái Giá Của Việc Muốn Sống Ở Seoul

Khi Tái Thiết Không Cần Phá Hủy

“Through the Darkness” không chỉ là một bộ phim – đó là một lời nhắc nhở: giữa bóng tối của tội ác, điều duy nhất có thể dẫn đường… là sự thấu cảm.

Chúng Ta Không Lười Chúng Ta Chỉ Đang Mệt

🎬 Cuộc Vật Lộn Sinh Tồn Của Điện Ảnh Hàn

Cái Giá Của Việc Chưa Chuẩn Bị Kịp Cho Già Hóa Dân Số Ở Hàn Quốc

Kẻ Tăng, Người Phát – Netflix và Coupang Play Lao Vào Đấm Nhau Giành Vị Trí Ông Hoàng OTT

MyK FESTA Yeosu 2025: Cơ hội đưa nhóm nhảy của bạn đến sân khấu Hàn Quốc

Cheong: Mật ngọt lên men thầm lặng trong gian bếp Hàn

Tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Hàn Quốc “A Thousand Blues” sẽ được Hollywood chuyển thể thành phim
