“Báo chí là bạn đồng hành của những người yếu thế” – và điều đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Vì sao tôi vẫn giữ lại báo giấy trong thời đại số? Những khoảnh khắc chạm đến trái tim, lưu giữ bằng cả đôi tay
“Có những lúc tôi chỉ muốn giữ lại một vật thể chứa đựng điều quan trọng với mình. Một thứ mà tôi có thể tự tay chọn, tự tay cất giữ. Mỗi lần nhìn lại, tôi lại nhớ rõ cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của chính mình lúc ấy.”

Anh Lee Dong-yoon (33 tuổi), một độc giả trung thành của báo Hankyoreh, bắt đầu sưu tầm báo giấy từ sau một lần ghé thăm viện bảo tàng. Khi đứng trước những món hiện vật của quá khứ, anh nhận ra rằng: những khoảnh khắc lịch sử, nếu được ghi lại và giữ gìn, thì sẽ không bao giờ chỉ là chuyện đã qua – chúng vẫn đang sống cùng chúng ta, ngay ở thì hiện tại.

“Từ đó, hễ có sự kiện nào tôi cảm thấy ‘đây là một khoảnh khắc lịch sử của đời mình’ – tôi lại thấy cần phải ghi lại nó, cất giữ nó như một bằng chứng sống.”
Những tờ báo ghi lại các sự kiện như: nhà văn Han Kang giành Nobel Văn học hay quốc hội thông qua luận tội tổng thống Yoon Suk-yeol, đều nằm trong bộ sưu tập của anh.

Trong thời đại mọi người đều cập nhật tin tức trên điện thoại, vẫn có rất nhiều người như anh Dong-yoon – tìm đến báo giấy, không phải chỉ để đọc, mà là để giữ lấy những khoảnh khắc mình không muốn quên. Có người sưu tầm tờ báo đăng quảng cáo buổi biểu diễn của ca sĩ mình yêu thích. Có người tìm mua tờ báo thể thao để kỷ niệm đội bóng mà mình hâm mộ giành chức vô địch. Như hồi tháng 11/2023, khi đội LG Twins vô địch cả mùa giải thường lẫn Korean Series sau 29 năm, các sạp báo khắp nơi đều "cháy hàng". Người ta không chỉ mua để đọc – họ mua để giữ.
Đặc biệt sau ngày 3/12 năm ngoái – đêm được gọi là "đêm của phản loạn", khi Quốc hội thông qua quyết định luận tội Tổng thống – người dân Hàn Quốc đổ xô tìm mua tờ báo ra hôm sau. Những dòng chia sẻ xuất hiện trên mạng:
“Tôi mua để giữ lấy lịch sử – để không bao giờ quên.”
“Tôi muốn lưu lại những sự kiện quan trọng – những thứ thuộc về ký ức chung.”

Một tờ báo, với nhiều người, không chỉ là tin tức – mà là một món đồ kỷ niệm, là một chứng nhân của thời đại. Nó ghi lại sự thật, giữ lại cảm xúc, nhắc chúng ta về trách nhiệm với xã hội.
Đây là ngày ra đời của Độc lập Tân Văn – tờ báo dân sự đầu tiên của Hàn Quốc. Từ năm 1957, ngày này được chọn để tôn vinh tinh thần báo chí và vai trò không thể thiếu của truyền thông. Khẩu hiệu đầu tiên của Ngày Báo chí là:
“Báo chí là bạn đồng hành của những người yếu thế” – và điều đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Báo giấy có thể không còn phổ biến như trước, nhưng nó vẫn tồn tại như một hộp ký ức cá nhân. Là thứ bạn có thể chạm tay vào, có thể gấp lại và giữ bên mình. Là nơi cất giữ những sự thật không nên lãng quên, và những cảm xúc không nên biến mất. Và thế là, mỗi ngày, âm thầm nhưng bền bỉ, báo giấy vẫn tiếp tục viết tiếp dòng chảy của lịch sử – không chỉ trong thư viện, mà trong từng trái tim người đang lưu giữ nó.
Bình luận 0

Văn hóa
Trải Nghiệm Văn Hóa Anh Quốc và Ý Tại Busan

Chương trình trải nghiệm làm Kimchi và Tương ớt năm 2024 tại Jung 4-dong (Bucheon - 부천시)

Chương trình trải nghiệm ẩm thực – Món ăn Hàn Quốc (Suwon - 수원시)

Chương trình học trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc (Suwon - 수원시)

Nữ tác giả đầu tiên của châu Á đạt giải Nobel Văn học đã xuất hiện tại Hàn Quốc!

Lễ hội văn hóa đa quốc gia 2024: Cùng hòa nhập với thế giới (Bao gồm cả văn hóa Việt Nam / Incheon - 인천시)

Tổng hợp cảnh tát trong phim Hàn Quốc

Văn hóa MBTI ở Hàn Quốc: Liệu có đang đi quá xa hay không ?

Sự kiện: 'Ăn trưa với yêu thương' (Suwon - 수원)

Sự kiện: Đội bóng đá 'Những chàng trai đá bóng' (Suwon - 수원)

Chương trình giáo dục văn hóa toàn cầu - Chủ đề về Bangladesh (Daejon - 대전)

Chương trình Trải nghiệm Văn hóa Hàn Quốc 2024 - Làng Hahoe, Andong

Lễ hội Gia đình Đa văn hóa "Walk Together" lần thứ 12 tại Seongnam (성남시 - 경기도)

Netflix giới thiệu 'Chef đen trắng' – Phổ biến toàn cầu, đứng đầu hạng mục không phải tiếng Anh trên Netflix

Tại sao giới trẻ Hàn Quốc rời bỏ KakaoTalk chuyển sang Instagram ?
