VƯỢT TRUNG QUỐC, VIỆT NAM TRỞ THÀNH NHÀ MÁY LỚN NHẤT CỦA LG INNOTEK
Doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử LG Innotek đã quyết định chuyển dây chuyền sản xuất camera của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, gia nhập làn sóng rút dây chuyền sản xuất khỏi cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới khiu tình hình căng thẳng Mỹ - Trung có dấu hiện tăng thêm và xu hướng tái cấu trúc mạng lưới cung cấp toàn cầu.
Nhà máy Yantai, Trung Quốc
Theo nguồn tin tức của các chuyên gia trong ngành, LG Innotek sẽ từng bước chuyển dây chuyền sản xuất camera của họ ra khỏi nhà máy Yantai của Trung Quốc để chuyển đến nhà máy tại thành phố Hải Phòng Việt Nam, nhưng những sản phẩm chủ lực sẽ được sản xuất tạI Hàn Quốc
LG Innotek từ năm 2005 bắt đầu sản xuất quy mô lớn tại nhà máy Yantai, cung cấp cho các khách hàng lớn tại Trung Quốc như Huawei Technologies, Vico Communication Technology, OPPO, Xiaomi. Đến đầu năm 2020 thì Yantai vẫn là nhà máy sản xuất lớn nhất của LG Innotek tại nước ngoài.
Nhưng gần đây, trong quý một năm nay doanh thu của nhà máy Yantai chỉ còn khoảng 150 tỷ won (tương đương 117 triệu USD, khoảng 2,780 tỷ đồng), đánh mất vị trí đứng đầu về doanh thu về phía Việt Nam
Ngoài ra, trong quý trước, nhà máy này đã công bố kết quả lỗ kỷ lục 67 tỷ won (tương đương khoảng 1,241 tỷ đồng). Nguyên nhân là ví những nhà sản xuất nội địa Trung Quốc không ngừng mở rộng thị trường với lợi thế cạnh tranh lớn về giá cả, nên khiến cho nhà máy Yantai hiện nay phải xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài chứ không thể bán tại thị trường Trung Quốc nữa.
Do những nguyên nhân như vậy, LG Innotek quyết định chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất camera sang Việt Nam, nơi mà phí nhân công rẻ hơn khoảng 33%.
LG Innotek dự định sẽ đầu tư khoảng 1,300 tỷ won ( tương đương khoảng 24,095 tỷ đồng) để mở rộng nhà máy tại Hải Phòng với mục tiêu nâng cao quy mô sản xuất tối đa vào năm 2025. Dây chuyền motor tại nhà máy Yantai vẫn duy trì hoạt động.
Những tập đoàn lớn của Hàn Quốc cũng đang đối mặt tình trạng tương tự và đang dần rút các hoạt động kinh doanh sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc từ năm 2019. Như Samsung Electronics đã giảm số lượng nhân viên từ 63,100 người xuống còn 18,000 người, tương đương 70.3%
Hyundai Motor cũng đang lên kế hoạch bán 2 trong số 4 nhà máy của họ tại Trung Quốc. Một nhà máy đã bán đi trong năm 2021, một nhà máy đang trong tình trạng đóng cửa.
Hiện tập đoàn đang muốn bán và chuyển nhượng 1 nhà máy đang đóng cửa và một nhà máy khác, 2 nhà máy còn lại thì được sử dụng để sản xuất với mục đích xuất khẩu sang những thị trường đang phát triển.
Kolon Industries cũng đang dừng hoạt động tại nhà máy Nanjing.
Ngoài ra những đối tác kinh doanh và nhà cung cấp cho các tập đoàn này cũng đang rút dần hoạt động ra khỏi Trung Quốc.
Công ty sản xuất air filter CNTUS cũng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Với việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt bằng giá thành thấp, cộng thêm sức mua của thị trường nội địa Trung Quốc cũng đang có xu hướng giảm khiến cho thị trường Trung Quốc không còn duy trì được những thế mạnh trước đây.
Bình luận