Lotte và SK “khủng hoảng tài chính”? Cẩn thận với truyền thông

Gần đây, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về việc Lotte Construction bán trụ sở chính và SK Group tái cấu trúc tài sản đi kèm với cụm từ gây ám ảnh: "khủng hoảng thanh khoản".
Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào số liệu tài chính, bạn sẽ nhận ra: đây không phải là tín hiệu sụp đổ, mà là một bước đi chiến lược.
Lotte Construction: Bán trụ sở không phải vì “chết đuối”
Truyền thông giật tít: “Lotte phải bán cả trụ sở, liệu có đang rơi vào khủng hoảng?”. Nhưng thực tế tài chính lại cho thấy điều ngược lại.
Trụ sở chính của Lotte Construction được mua vào khoảng những năm 1980. Diện tích khoảng 3.000 pyeong ( đơn vị tính diện tích của Hàn, tương đương ~9.900m²), với giá đất thời đó ước tính 100–200 triệu KRW/pyeong, tức là khoảng 30–60 tỷ KRW. Tương đương khoảng 540 – 1.080 tỷ VND (theo tỷ giá 18 VND/KRW)
Hiện tại, khu đất này được định giá bán khoảng 5.000 tỷ KRW, khoảng 90,000 tỷ VND. Tức là Lotte đang chuẩn bị bán một tài sản đã tăng giá gấp gần 100 lần.
Chưa kể, doanh thu năm của Lotte Construction hiện vào khoảng 8,000 tỷ KRW ( tương đương 144.000 tỷ VND). Việc bán tài sản trị giá 5,000 tỷ KRW chỉ chiếm khoảng 6% doanh thu, hoàn toàn không phải là bán tháo để cứu vãn dòng tiền như cách một số tờ báo đang dựng nên.

SK Group: Tái cấu trúc thì đúng, không phải đang “vỡ nợ”
Trong giới công nghệ, mở rộng rồi thu hẹp danh mục là một chu kỳ hoàn toàn bình thường.
Google đã từng khai tử hàng loạt sản phẩm: Google+, Google Home, Google Glass.
Microsoft cũng “chia tay” Windows Phone không tiếc nuối.
Vậy tại sao khi SK Group thực hiện chiến lược tương tự (thoái vốn, cắt giảm các mảng đầu tư không còn hiệu quả), thì lại bị mô tả như một dấu hiệu “sắp sụp đổ”?
SK đang chủ động lọc lại danh mục đầu tư, không phải bị thị trường ép phải bán. Họ nhận diện đúng thời điểm và thoái vốn để tập trung vào các mảng then chốt như năng lượng, bán dẫn, công nghệ sinh học, những lĩnh vực vẫn đang tạo dòng tiền mạnh mẽ.
Đừng để bị dẫn dắt bởi giật tít: học cách đọc giữa những dòng tin tức
Tình trạng truyền thông hiện nay rất dễ khiến người đọc hiểu sai bản chất: Họ không phân biệt được giữa “tái cấu trúc tài sản” và “khủng hoảng tài chính”.
Họ đánh đồng mọi đợt thoái vốn là dấu hiệu phá sản. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và ngôn ngữ tiêu cực của bài báo.
Nhưng nếu bạn nhìn vào thực tế:
Lotte đang hiện thực hóa lợi nhuận khổng lồ từ tài sản sở hữu hơn 40 năm
SK đang tái định vị để thích nghi với xu hướng công nghiệp mới
Đó là dấu hiệu của quản trị chiến lược thông minh, không phải khủng hoảng.

Bài học cho nhà đầu tư và người quan tâm doanh nghiệp Hàn Quốc
Đừng tin 100% những gì truyền thông nói về các chaebol (tập đoàn lớn).
Họ có kinh nghiệm vượt khủng hoảng và biết cách làm sạch danh mục tốt hơn bạn nghĩ.
Phân biệt giữa “bán tháo để sống sót” và “thoái vốn để tái cấu trúc” là kỹ năng sống còn.
Hãy đặt mình vào vị trí người quản trị doanh nghiệp: nếu bạn có một tài sản tăng gấp 100 lần sau 40 năm – có nên bán vào thời điểm phù hợp không?
Bình luận 0

Kinh tế
Thị trường K-beauty đang đổi chiều: Những người khổng lồ cũ chững lại, “tay chơi mới” bùng nổ doanh thu
+2
M
Ocap
Lượt xem
1088
Thích 0
2025.03.26

AK Chem hoàn thiện hệ sinh thái sản xuất tại Việt Nam, chính thức bước vào giai đoạn mở rộng toàn cầu
M
Ocap
Lượt xem
1150
Thích 0
2025.03.25

Thị trường giao đồ ăn Hàn Quốc : Baemin và Yogiyo hụt hơi, Coupang Eats tăng trưởng
M
Ocap
Lượt xem
1011
Thích 0
2025.03.25

Cổ phiếu Samyang Foods lập đỉnh 52 tuần nhờ bùng nổ doanh thu xuất khẩu – Thị trường thực phẩm Hàn Quốc ngày càng “nóng”
M
Ocap
Lượt xem
1012
Thích 0
2025.03.24

Mỹ ra cảnh báo không ăn hàu từ Tongyeong: FDA ra lệnh thu hồi do nghi nhiễm norovirus
1
bngoc_022
Lượt xem
1131
Thích 0
2025.03.24

XU HƯỚNG MUA CỔ PHIẾU, ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Ở HÀN QUỐC
1
nhy.11
Lượt xem
1222
Thích 0
2025.03.23

ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Ở HÀN QUỐC CÓ GIỐNG VIỆT NAM? LIỆU CÓ PHẢI MỘT BƯỚC ĐI KHÔN NGOAN?
+1
1
nhy.11
Lượt xem
1847
Thích 0
2025.03.23

Nhà đầu tư cá nhân bán cổ phiếu Kia, chuyển hướng sang Hyundai
M
Ocap
Lượt xem
1251
Thích 0
2025.03.18

Kia sẽ ra mắt PV9 vào năm 2029, gia hạn hợp đồng với CEO hiện tại thêm 3 năm
M
Ocap
Lượt xem
803
Thích 0
2025.03.17

MBK Partners – Quỹ đầu tư khổng lồ của Hàn Quốc ít người biết tại Việt Nam: Case study đáng học hỏi từ thương vụ Homeplus
M
Ocap
Lượt xem
1489
Thích 0
2025.03.14

Doanh số bán bảo hiểm nhân thọ giảm khi tuổi thọ con người ngày càng tăng.
M
nyanchan
Lượt xem
1215
Thích 0
2025.03.12

Hàn Quốc và Việt Nam đồng ý giải quyết những thách thức về thuế đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
M
nyanchan
Lượt xem
1199
Thích 0
2025.03.12

Korean Air thay đổi logo trước khi hợp nhất hoàn toàn với Asiana Airlines
M
Ocap
Lượt xem
1241
Thích 0
2025.03.12

Thuế quan Hàn Quốc cao gấp 4 lần Mỹ?
M
nyanchan
Lượt xem
1297
Thích 0
2025.03.12

Hàn Quốc dư thừa tỷ lệ đô la nhưng vì sao xuất khẩu đột biến lao dốc?
1
nhy.11
Lượt xem
1238
Thích 0
2025.03.11
