DONGWHA PHARM THÔNG BÁO ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA 51% CỔ PHẦN CỦA TRUNG SƠN PHARMA
Mới đây, Tập đoàn Dongwha Pharm (Hàn Quốc) thông báo đã ký hợp đồng mua 51% cổ phần của Trung Sơn Pharma, một công ty đang điều hành chuỗi nhà thuốc ở Việt Nam, theo Business Korea.
Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn Pharma của Việt Nam được thành lập vào năm 1997, quản lý hơn 140 chuỗi cửa hàng dược phẩm ở miền Nam Việt Nam và báo cáo doanh thu khoảng 568 triệu USD vào năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 46% kể từ năm 2019.
Công ty cung cấp nhiều loại thuốc các sản phẩm bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, thực phẩm bổ sung sức khỏe, mỹ phẩm, thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp (H&B).
Chuỗi nhà thuốc này đang kỳ vọng vào sự hợp tác với Dongwha Pharm có thể đem lại một động lực tăng trưởng mới, tăng cường hơn nữa sự hiện diện bán lẻ của họ lên 460 cửa hàng vào năm 2026.
Trong khi đó, Dongwha Pharm là một công ty dược phẩm hàng đầu của Hàn Quốc, công ty được thành lập vào năm 1970, chuyên tham gia sản xuất và phân phối các loại thuốc và dược phẩm bao gồm thuốc điều trị hệ tiêu hóa, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim mạch và chuyển hóa, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chữa bệnh hô hấp, thuốc giãn cơ, thuốc chữa bệnh hệ thần kinh, thuốc chữa bệnh da liễu và thuốc chữa bệnh tiết niệu.
Trong hồ sơ gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Dongwha Pharm cho biết đã chi gần 30 triệu USD để mua lại 51% cổ phần Trung Sơn Pharma, tương đương hơn 12,15 triệu cổ phiếu.
Dự kiến, thương vụ sẽ hoàn tất trong tháng 10 năm nay.
Dongwha Pharm cho biết, thương vụ mua lại này sẽ giúp họ thâm nhập thị trường Việt Nam với các loại thuốc không kê đơn. Công ty cũng có kế hoạch bán các sản phẩm mỹ phẩm, và thực phẩm chức năng tốt cho sức khoẻ.
Tập đoàn Hàn Quốc cho biết thêm rằng sau mua lại, Trung Sơn Pharma có thể mở rộng mạng lưới lên 460 cửa hàng vào năm 2026.
Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Dự báo doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026.
Con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Hồi cuối tháng 7, tại hội thảo "Triển khai Nghị Quyết 29: Tiếp cận mới trong phát triển ngành y dược" do Báo Đầu tư tổ chức, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung và thị trường dược phẩm Việt Nam nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng, đang có giá trị hơn 20 tỷ USD, chiếm khoảng 6% GDP trong năm 2022.
Theo dự báo, đến năm 2030, tổng giá trị thị trường thuốc của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 13 tỷ USD. Năm 2022, tiền thuốc bình quân đầu người đạt khoảng 75 USD (tương đương hơn 1,7 triệu đồng).
Trên thị trường này, hiện có ba chuỗi dẫn đầu gồm Long Châu, Pharmacity và An Khang, theo báo cáo từ Chứng khoán ACB. Trong đó, Long Châu đã có lãi từ năm 2021 nhưng hai chuỗi còn lại thì vẫn chưa.
Bình luận 0

Kinh tế
Bất động sản của "thế hệ thứ ba Tập đoàn Hyundai" Jeong Dae-seon và cựu phát thanh viên Roh Hyun-jung đấu giá thành công với mức tiền cao chót vót sau hai lần thất bại

Hanwha chi hơn 15.800 tỷ đồng thâu tóm Ourhome- Nước cờ chiến lược hồi sinh mảng thực phẩm

Việt Nam được coi là bệ phóng chiến lược toàn cầu của SK Group trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Thấp nhất trong lịch sử, tỷ lệ lao động trong ngành chế tạo Hàn Quốc giảm xuống 15,5%

Hàn Quốc đang thua trong “Cuộc chiến Kimchi", thâm hụt thương mại kim chi kỷ lục, Trung Quốc vượt xa lượng xuất khẩu

Cổ phiếu Hàn Quốc biến động mạnh vì sai số từ phân tích chứng khoán, lợi nhuận quý I “lệch pha nghiêm trọng”

Inspire, khu nghỉ dưỡng sòng bạc chỉ dành cho người nước ngoài hàng đầu của Hàn Quốc được rao bán

Hiệu quả kinh tế của kỳ nghỉ dài bị nghi ngờ

MG Non-Life Insurance phá sản, chính thức dừng hoạt động vào ngày 5/5

Hàn Quốc thậm chí sẽ không thể mua máy bay không người lái từ Trung Quốc... các bộ phận đang được nội địa hóa

Apple Tung Chiêu Tăng Giá iPhone Để Né Đòn Thuế Mỹ – Trung

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc: Samyang Foods Vượt Mốc 1 Triệu Won, ROKIT Healthcare Gây Sốt Trên Kosdaq

Thị trường hàng không giá rẻ Hàn Quốc: Thúc đẩy du lịch quốc tế - Hành trình đa điểm đến tăng gấp 10 lần

Những phát súng đầu tiên khi căng thẳng thuế quan leo thang: Xuất khẩu Hàn Quốc sang Mỹ giảm hơn 30% trong đầu tháng 5

Người dân Hàn thắt chặt chi tiêu để đi du lịch nước ngoài, nhưng vì sao các công ty lữ hành lại “lao dốc” không phanh?
