DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM HÀN QUỐC ĐẠT TĂNG TRƯỞNG TRONG QUÝ 3 NHỜ NGƯỜI TIÊU DÙNG THAY ĐỔI HÀNH VI
![[Photo by Yonhap]](https://file.mk.co.kr/meet/neds/2023/11/image_readtop_2023_880578_17000290445706201.jpg)
Người tiêu dùng Hàn Quốc chuyển sang mua nhiều thực phẩm chế biến
Trong giai đoạn vật giá leo thang hiện nay tại Hàn Quốc, người tiêu dùng đang chuyển hướng thay vì ăn ở ngoài như trước đây thì chuyển dần sang ăn những buổi ăn tiện và đơn giản (convenient meal) tại nhà.
Theo số liệu của Statistics Korea, quy mô bán lẻ của thực phẩm đạt 17.35 ngàn tỷ won (tương đương khoảng 13.2 tỷ USD, khoảng 322,692 tỷ đồng) trong tháng 9, tăng khoảng 10.25 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tăng trưởng cao nhất từ tháng 1 năm 2022 đến nay.
Sự tăng trưởng này trái ngược với xu hướng giảm của người tiêu dùng ở thị trường bán lẻ Hàn Quốc.
Ngành thực phẩm hiện chiếm 31.9% trong thị trường bán lẻ tháng 9. Lần đầu vượt mức 30% từ tháng 1 năm nay.
Quy mô bán lẻ thực phẩm là số liệu lấy từ doanh thu bán thực phẩm của các điểm bán lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các hình thức kinh doanh tương tự.
Yếu tố tăng giá của nhóm trái cây đóng vai trò trong xu hướng tăng này.
Loại trừ yếu tố tăng giá thì quy mô bán lẻ thực phẩm trong tháng 9 tăng khoảng 3.6% theo năm.
Ngược lại, doanh thu của nhà hàng và quán bar giảm 2.3%
Thực phẩm chế biến đang được người tiêu dùng quan tâm khá nhiều ở thời điểm hiện tại. Nhất là tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, doanh số bán thực phẩm chế biến tăng, được nhìn nhận là do việc người tiêu dùng đang coi nhóm sản phẩm này như là sự thay thế cho việc đi ăn ngoài.
Theo Korea Consumer Agency, giá của các món ăn khi đi ăn bên ngoài liên tục tăng trong năm nay.
Ví dụ giá cơm cuốn tại Seoul tăng từ 3,215 won trong tháng 9 lên 3,254 won trong tháng 10.
Cơm trộn tăng từ 15,000 lên 15,577 won trong thời gian khoảng tương tự.
Do giá ăn ngoài ngày càng tăng nên nhu cầu thực phẩm chế biến tăng như là một giải pháp thay thế, khi doanh thu bán hàng của nhóm thực phẩm chế biến ngày càng tăng trưởng.
Doanh nghiệp thực phẩm tăng trường lợi nhuận
Xu hướng này cũng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chế biến trong quý 3 năm 2023.
Ví dụ CJ Cheil Jedang công bố lợi nhuận từ hoạt đồng kinh doanh của mảng thực phẩm tăng 12% đạt 234.1 tỷ won (tương đương 4,354 tỷ đồng). Kết quả tương phãn với sự sự giảm 21% trong quý 1 và 14.9% trong quý 2.
Những doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh.
Như Nongshim ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 103.9% trong quý 3, đạt 55.7 tỷ won (tương đương 1,035 tỷ đồng)
Bình luận 0

Kinh tế
Hàn Quốc ra mắt quỹ 27 triệu USD hỗ trợ startup K-beauty : Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp làm đẹp

Gần 57 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết: Liệu "Cổ phiếu sắp trở thành giấy vụn?"

Kakao Entertainment thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh thua lỗ, hồi sinh triển vọng IPO

Du khách giảm sút, Samcheok triển khai kế hoạch kích cầu du lịch hang động

Dự đoán tình hình kinh tế Hàn Quốc trong 10 năm tới

Việt Nam là “mỏ vàng” của các hãng ô tô Hàn Quốc tại Đông Nam Á.

Hàn Quốc đối mặt “cú sốc thuế quan” tại Việt Nam

Kolmar Korea chuẩn bị đối mặt với áp lực khi Dalton Investment gia nhập hội đồng quản trị

KG Mobility Hàn Quốc hợp tác với Chery phát triển dòng xe SUV cỡ trung và lớn

VIG Partners nhắm đến hơn 40% cổ phần Kakao Mobility

Tập đoàn Aekyung cân nhắc bán Aekyung Industrial: Động thái cải thiện tình hình tài chính gây sốt thị trường chứng khoán

KFC Hàn Quốc được rao bán với giá 400 tỷ won (tương đương khoảng 7,600 tỷ đồng)

Vì sao gà rán Hàn chưa đánh bại được Burger Mỹ?

3 ông lớn Samsung SDS, LG CNS và SK C&C bắt tay cùng Microsoft tăng tốc chuyển đổi AI

Ngành du lịch Hàn Quốc : Yanolja được SoftBank hậu thuẫn tăng cổ phần tại Modetour, dự báo sẽ có nhiều thay đổi về cán cân thị trường
