Cán cân thương mại thiết bị y tế của Hàn Quốc thặng dư 4 năm liên tiếp

Năm ngoái, cán cân thương mại ngành thiết bị y tế của Hàn Quốc đã thặng dư 587,8 tỷ KRW, ghi nhận thặng dư trong năm thứ tư liên tiếp.
Theo báo cáo về sản xuất, xuất nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023 do Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc (MFDS) công bố vào ngày 28/5, ngành thiết bị y tế của nước này đã đạt quy mô 10,727 nghìn tỷ KRW vào năm 2023. Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp này cho thấy mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8,3%.
Tổng sản lượng thiết bị y tế trong nước năm 2023 đạt 11,3148 nghìn tỷ KRW, giảm 28,1% so với năm 2022. Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đã giảm và do đó, sản lượng và xuất khẩu thiết bị y tế chẩn đoán ngoại vi vào năm ngoái lần lượt đạt 1,1843 nghìn tỷ KRW và 1,236 nghìn tỷ KRW, giảm 80,4% và 75,7% so với năm 2022.
Sản lượng thiết bị y tế thông dụng đã đạt 9,6951 nghìn tỷ KRW vào năm 2022 và tăng 4,5% lên 10,1304 nghìn tỷ KRW vào năm ngoái.
Quy mô thị trường thiết bị y tế kỹ thuật số trong nước năm ngoái ghi nhận 409,9 tỷ KRW. Tỷ trọng xuất khẩu thiết bị y tế kỹ thuật số trong tổng xuất khẩu thiết bị y tế đã tăng trưởng liên tục trong 4 năm qua và trong đó, xuất khẩu thiết bị y tế kỹ thuật số chỉ bao gồm phần mềm đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm đáng kinh ngạc là 311,7% trong 4 năm qua.
“Quy mô sản xuất trong nước vào năm ngoái lớn hơn gấp 5 lần so với so với quy mô nhập khẩu năm ngoái. Lĩnh vực thiết bị y tế kỹ thuật số dựa trên phần mềm có tiềm năng tăng trưởng rất lớn”, theo MFDS.
Sau khi trụ implant đã mất vị trí dẫn đầu về sản lượng trong nước vào năm 2020 do sự gia tăng trong sản xuất các thiết bị y tế chẩn đoán ngoại vi, nó lấy lại vị trí dẫn đầu vào năm ngoái về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trụ implant đã đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 24,4% và 29,9%.
MFDS cho biết: “Để thúc đẩy nhiệm vụ quốc gia hướng tới một cường quốc về sinh học và sức khỏe kỹ thuật số, chúng tôi đã ban hành Đạo luật Sản phẩm Y tế Kỹ thuật số với Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 1 năm nay. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị y tế kỹ thuật số”.
Xét theo từng quốc gia, Mỹ là thị trường xuất khẩu thiết bị y tế lớn nhất của Hàn Quốc với 890 triệu USD, tiếp theo lần lượt là Trung Quốc (650 triệu USD), Nhật Bản (360 triệu USD) và Nga (340 triệu USD).
[email protected]
Bình luận 1

Kinh tế
Shinhan Financial Group bùng nổ lợi nhuận tại thị trường quốc tế: Thị trường Việt Nam đóng vai trò then chốt

Đằng sau sự thoái lui của khoa học Mỹ: Một cuộc chuyển giao quyền lực toàn cầu

Ngành bất bại 36 năm của Hàn Quốc cũng đứng trước nguy cơ sụp đổ

Các ông lớn Starbucks, McDonald's cũng tháo chạy tại thị trường Hàn

Hàn và Mỹ tiến hành đàm phán 2+2: Bàn về việc xóa bỏ mức thuế 25% do chính quyền Trump áp đặt

Bóng đen phủ lên KG Group: Lợi nhuận lao dốc, cổ phiếu sụt giá, tương lai đi về đâu?

Hàn Quốc đối mặt thế lưỡng nan: “Đứng về phía Mỹ hay đối đầu với Trung Quốc?”

Tranh luận lương tối thiểu 2026 và bài toán “giữ ấm” nền lao động Hàn Quốc

Cuộc chơi kinh tế Hàn–Mỹ và chiếc bóng bất định mang tên Trump

Emart gia nhập cuộc chiến mỹ phẩm siêu giá rẻ do Daiso dẫn đầu tại thị trường Hàn Quốc

Naver hợp tác với Kurly để đối đầu gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang tại Hàn Quốc

Sau Nvidia, viên đá tiên tri trong tiểu thuyết Chúa tể những chiếc nhẫn - Palatir lên ngôi? Cơ hội đầu tư mới cho tài khoản hưu trí và ISA?

Phí cảng mới của Mỹ đối với tàu Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho Hàn Quốc

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất trong tháng 4 , vậy liệu tín hiệu cắt giảm có xuất hiện?

Dongwon Industries huỷ niêm yết Dongwon F&B: Đòn bẩy chiến lược cho tham vọng toàn cầu
