Cán cân thương mại thiết bị y tế của Hàn Quốc thặng dư 4 năm liên tiếp

Năm ngoái, cán cân thương mại ngành thiết bị y tế của Hàn Quốc đã thặng dư 587,8 tỷ KRW, ghi nhận thặng dư trong năm thứ tư liên tiếp.
Theo báo cáo về sản xuất, xuất nhập khẩu thiết bị y tế năm 2023 do Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc (MFDS) công bố vào ngày 28/5, ngành thiết bị y tế của nước này đã đạt quy mô 10,727 nghìn tỷ KRW vào năm 2023. Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp này cho thấy mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 8,3%.
Tổng sản lượng thiết bị y tế trong nước năm 2023 đạt 11,3148 nghìn tỷ KRW, giảm 28,1% so với năm 2022. Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu về bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đã giảm và do đó, sản lượng và xuất khẩu thiết bị y tế chẩn đoán ngoại vi vào năm ngoái lần lượt đạt 1,1843 nghìn tỷ KRW và 1,236 nghìn tỷ KRW, giảm 80,4% và 75,7% so với năm 2022.
Sản lượng thiết bị y tế thông dụng đã đạt 9,6951 nghìn tỷ KRW vào năm 2022 và tăng 4,5% lên 10,1304 nghìn tỷ KRW vào năm ngoái.
Quy mô thị trường thiết bị y tế kỹ thuật số trong nước năm ngoái ghi nhận 409,9 tỷ KRW. Tỷ trọng xuất khẩu thiết bị y tế kỹ thuật số trong tổng xuất khẩu thiết bị y tế đã tăng trưởng liên tục trong 4 năm qua và trong đó, xuất khẩu thiết bị y tế kỹ thuật số chỉ bao gồm phần mềm đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm đáng kinh ngạc là 311,7% trong 4 năm qua.
“Quy mô sản xuất trong nước vào năm ngoái lớn hơn gấp 5 lần so với so với quy mô nhập khẩu năm ngoái. Lĩnh vực thiết bị y tế kỹ thuật số dựa trên phần mềm có tiềm năng tăng trưởng rất lớn”, theo MFDS.
Sau khi trụ implant đã mất vị trí dẫn đầu về sản lượng trong nước vào năm 2020 do sự gia tăng trong sản xuất các thiết bị y tế chẩn đoán ngoại vi, nó lấy lại vị trí dẫn đầu vào năm ngoái về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trụ implant đã đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 24,4% và 29,9%.
MFDS cho biết: “Để thúc đẩy nhiệm vụ quốc gia hướng tới một cường quốc về sinh học và sức khỏe kỹ thuật số, chúng tôi đã ban hành Đạo luật Sản phẩm Y tế Kỹ thuật số với Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 1 năm nay. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực thiết bị y tế kỹ thuật số”.
Xét theo từng quốc gia, Mỹ là thị trường xuất khẩu thiết bị y tế lớn nhất của Hàn Quốc với 890 triệu USD, tiếp theo lần lượt là Trung Quốc (650 triệu USD), Nhật Bản (360 triệu USD) và Nga (340 triệu USD).
[email protected]
Bình luận 1

Kinh tế
Celltrion đẩy mạnh chiến lược M&A quy mô lớn và chuẩn bị IPO trên sàn Nasdaq trong năm 2027

Những yếu tố cốt lõi dẫn dắt Lotte Chemical suốt 20 năm qua

Kolon Industries đầu tư hơn 5000 tỷ đồng mở rộng sản xuất sợi bố lốp tại Việt Nam

Busan phản đối việc sáp nhập Air Busan vào Jin Air

Doanh nghiệm Game hàng đầu Hàn Quốc Krafton tái cấu trúc mảng kinh doanh nội dung để phát triển tương lai

SK Group chịu lỗ để giảm tỷ lệ sở hữu tại Vingroup: Chấp nhận chịu lỗ...

Hyundai Motor hợp tác với Nvidia: Đẩy mạnh phát triển AI cho di động tương lai

Liên minh các công ty giải trí Hàn Quốc dự kiến sẽ niêm yết trên sàn Nasdaq

Shinsegae hợp tác Alibaba: Liệu có đủ sức đối đầu Coupang?

LG Energy Solution công bố lợi nhuận hoạt động năm 2024 giảm 73,4%

Hàn Quốc cải cách hệ thống IPO và thắt chặt tiêu chí niêm yết

Phát Hiện Dầu Mới tại Lô 15-2/17 Ngoài Khơi Việt Nam: SK earthon Khẳng Định Chiến Lược Phát Triển Tài Nguyên Tại Đông Nam Á

Daewoo E&C hợp tác cùng Becamex và Sun Group: Bước tiến lớn trong phát triển bất động sản tại Việt Nam

Chứng khoán Hàn Quốc : Chỉ số KOSPI dự kiến sẽ phục hồi và tăng trưởng trong năm 2025

Nhu cầu mua cao gấp 7 lần so với lượng trái phiếu phát hành của POSCO
