“Lạm phát bữa trưa” - điều gì đang diễn ra với giá cả tại Hàn Quốc?
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm có nhiều thay đổi đáng kể tại Hàn Quốc như hiện tượng "lạm phát bữa trưa" (lunchflation) trong bối cảnh giá cả leo thang. Ngày càng nhiều nhân viên văn phòng và sinh viên lựa chọn hình thức ăn nhẹ thay vì bữa ăn truyền thống nhằm tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa thời gian.
Việc giá cả thực phẩm tại các quán ăn tăng cao, khiến việc ăn trưa bên ngoài trở thành một khoản chi đáng kể. Đồng thời người dân Hàn Quốc cũng lo ngại về xu hướng giá suất ăn tại cửa hàng tiện lợi ngày càng đắt đỏ. Thực tế, giá thực phẩm liên tục tăng mạnh, đẩy giá các món ăn phổ biến như kimbap hay cơm hộp tại cửa hàng tiện lợi lên mức cao chưa từng có. Hiện tại, nhiều suất ăn sẵn đã tiệm cận ngưỡng 7.000 won.
Lý do chính dẫn đến tình trạng này là chi phí nguyên liệu đầu vào tiếp tục leo thang. Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, chỉ số giá sản xuất trong tháng 9 cho thấy giá nông sản tăng 5,7%, trong khi giá thịt gia súc tăng tới 8,2%, đặc biệt thịt lợn tăng 16,1% và thịt bò tăng 11,2%. Điều này khiến các doanh nghiệp thực phẩm buộc phải điều chỉnh giá bán, làm gia tăng gánh nặng chi tiêu đối với người tiêu dùng.
Trước thực tế này, nhóm nhân viên văn phòng thuộc thế hệ Millennials và Gen Z có xu hướng thay đổi thói quen ăn trưa. Thay vì đến nhà hàng, họ ưu tiên đặt các suất ăn nhanh, tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng thông qua các dịch vụ giao hàng. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường Quick Commerce (giao hàng siêu tốc), vốn trước đây chỉ tập trung vào hàng tiêu dùng nhưng nay đã mở rộng mạnh mẽ sang lĩnh vực thực phẩm tiện lợi.
Với nhu cầu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Quick Commerce đang tích cực cạnh tranh để giành thị phần. Dự báo, phân khúc này sẽ tiếp tục mở rộng khi ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm kiếm giải pháp thay thế bữa ăn truyền thống nhằm cân bằng giữa chi phí, thời gian và sự tiện lợi.
Bình luận 0

Kinh tế
Yanolja có thể hoãn kế hoạch IPO trên Nasdaq do khủng hoảng thanh khoản của nền tảng mua sắm Qoo10

Các công ty công nghệ lớn nước ngoài tăng cường xâm nhập thị trường nền tảng mạng xã hội Hàn Quốc

Daewoo E&C nhận phê duyệt phát triển 'Thành phố mới' tại Việt Nam, với quy mô 5,200 tỷ KRW

Thị phần xe điện của Hyundai tại Mỹ lần đầu tiên đạt mức 10%

Hanwha thành lập bộ phận mới nhằm định hình tầm nhìn tương lai cho lĩnh vực kinh doanh bán lẻ

Giá cổ phiếu của KOGAS và nhóm dược tăng mạnh

Cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài chọn mua khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc lao dốc

Naver đạt mức lợi nhuận hoạt động kỷ lục trong quý 2 năm 2024

NCSoft thành lập liên doanh với VNG của Việt Nam để khai phá thị trường Đông Nam Á

GS25 cạnh tranh quyết liệt với Daiso trong thị trường mỹ phẩm giá rẻ

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh trong ngày 5 tháng 8, lần đầu tiên phải ngắt mạch sau 4 năm

Hanwha Solutions tăng cường gọi thêm vốn khi khoản lỗ ngày càng to

Giá cổ phiếu KAI hưởng lợi nhờ lợi nhuận vượt dự kiến tăng hơn 700%

Kia đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay

Các công ty Hàn Quốc đón đầu xu hướng bảo hiểm tài sản ảo
