Nguy cơ của "Văn hoa" trong Soạn thảo Hợp đồng: Bài học từ Thực tiễn

Vài năm trước, tôi đã trải qua một tình huống thú vị trong quá trình đàm phán hợp đồng, khiến tôi càng thêm khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng trong văn bản pháp lý.
Trong một giao dịch M&A, với vai trò đại diện cho bên bán, tôi đã soạn một điều khoản ngắn gọn, đơn giản - chỉ một dòng - phản ánh chính xác thỏa thuận của các bên. Luật sư bên mua sau đó đã "làm đẹp" điều khoản này, biến nó thành ba dòng với ngôn từ "văn hoa" hơn.
Hai tháng sau, khi gần như không còn nhớ cụ thể về context của đoạn đàm phán đó, tôi phát hiện ra điều khoản đã được "làm đẹp" có thể được diễn giải theo một hướng hoàn toàn khác với ý định ban đầu của các bên. May mắn là chúng tôi đã kịp phát hiện và quay về phiên bản đơn giản, trực tiếp ban đầu.
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp trong thực tiễn pháp lý tại Việt Nam. Mặc dù Plain English Movement đã xuất hiện từ thập niên 90, nhiều luật sư vẫn đang sử dụng các mẫu hợp đồng cũ, được sao chép từ common law mà không có sự điều chỉnh phù hợp với bối cảnh pháp luật Việt Nam.
Hậu quả? Khi xảy ra tranh chấp, các điều khoản có thể được giải thích rất khác so với ý định ban đầu của các bên, đặc biệt trong trường hợp tranh tụng tại tòa. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong các hợp đồng M&A quốc tế.
Ví dụ điển hình là thuật ngữ "indemnification" trong các hợp đồng M&A - một khái niệm có phạm vi rộng hơn nhiều so với chế định bồi thường theo luật Việt Nam. Nếu không được localize phù hợp, điều khoản này có thể tạo ra những rủi ro pháp lý đáng kể.
Chưa kể những cấu trúc của common law sẽ rất khó để thi hành (enforce) theo luật việt nam.
Bài học rút ra:
1. Khi soạn thảo hợp đồng, đơn giản là tốt nhất. Ngôn ngữ trực tiếp, rõ ràng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hiểu nhầm và tranh chấp.
2. Cần có sự kết hợp hài hòa giữa thông lệ quốc tế và pháp luật địa phương. Không nên áp dụng máy móc các mẫu hợp đồng
nước ngoài mà cần "Việt Nam hóa" chúng. Mẫu của nước ngoài có thể hay, nhưng nó vẫn luôn có 1 khoảng cách so với luật việt nam. Máy móc chép về mà không hiểu sẽ gây ra hậu quả trong tương lai. Luật sư tư vấn giỏi còn cần hiểu về giải quyết tranh chấp thì khi tư vấn mới lường hết các trường hợp sẽ xảy ra. Hợp đồng soạn hay là hợp đồng bảo vệ được khách hàng khi tranh chấp.
3. Review hợp đồng không chỉ là việc kiểm tra tính chính xác của từng điều khoản mà còn phải đảm bảo tính rõ ràng, dễ hiểu và khả năng thực thi trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
* Nguồn : https://www.linkedin.com/posts/trang-nguyen-95227642_legalpractice-contractdrafting-plainenglish-activity-7266450561942589440-ItSC?utm_source=share&utm_medium=member_desktop
Bình luận 0

Phát triển bản thân
⚖️Chương trình đào tạo tiếng Hàn cao cấp cho Thông dịch tư pháp của Công ty luật Law Win – Miễn phí⚖️
1
aimeeya
Lượt xem
558
Thích 0
2023.08.03

KẾ HOẠCH KINH DOANH BẰNG TIẾNG ANH
1
goyang
Lượt xem
361
Thích 0
2023.07.30

NGÀY HỘI VIỆC LÀM SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI / 외국인유학생채용박람회
1
goyang
Lượt xem
690
Thích 0
2023.07.23

Notion trở thành ứng dụng ghi chép hàng đầu hậu đại dịch, thu hút 30 triệu người dùng trong 7 năm
1
haengsin
Lượt xem
486
Thích 1
2023.07.21
Các bước để tạo nên chiếc CV tiếng Hàn hoàn chỉnh để ứng tuyển vào công ty
1
aimeeya
Lượt xem
745
Thích 1
2023.07.20

CHIA SẺ CÁCH ĐĂNG KÍ HỌC CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP XÃ HỘI
1
aimeeya
Lượt xem
955
Thích 1
2023.07.18

KHÓA HỌC TẠO NỘI DUNG YOUTUBE CỦA TỈNH CHUNGCHEONG NAM
1
goyang
Lượt xem
451
Thích 0
2023.07.17
Marketing dựa trên yếu tố văn hoá - xã hội và những bài học cho chiến lược truyền thông của các thương hiệu
1
haengsin
Lượt xem
392
Thích 1
2023.07.17
KHÓA HỌC MIỄN PHÍ : Fundamentals of digital marketing
+1
1
goyang
Lượt xem
609
Thích 1
2023.07.17
80% NGƯỜI TIÊU DÙNG DỰA TRÊN MÀU SẮC CHỦ ĐẠO ĐỂ ĐƯA RA ĐÁNH GIÁ VỀ THƯƠNG HIỆU
1
haengsin
Lượt xem
469
Thích 1
2023.07.11