Càng giỏi càng bị giao việc không tên

Hội chứng "Good Employee" – Càng giỏi càng bị giao việc không tên: Bức tranh mệt mỏi nơi công sở Hàn Quốc và lời cảnh tỉnh dành cho những người làm việc quá giỏi.
Nếu bạn là người luôn hoàn thành công việc đúng hạn, không ngại khó, không nề hà việc lặt vặt, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, thậm chí còn học thêm được nhiều điều từ việc làm "quá nhiệm vụ", thì xin chúc mừng – bạn đang là một “nhân viên lý tưởng”. Nhưng cũng xin chia buồn – rất có thể bạn đang rơi vào một chiếc bẫy vô hình nơi công sở: Hội chứng “Good Employee” – càng giỏi, càng bị giao thêm việc không tên, nhưng lại không chắc được công nhận xứng đáng.
Tại Hàn Quốc – một trong những nền văn hóa công sở nổi tiếng với cường độ làm việc khắt khe và văn hóa "nể nang" – vấn đề này đang ngày càng phổ biến. Theo thống kê từ Viện Nghiên cứu Lao động Hàn Quốc (KLI), có tới 57.3% người lao động trong độ tuổi 30–49 cảm thấy thường xuyên kiệt sức vì phải gánh vác công việc ngoài nhiệm vụ chính. Trong số đó, hơn 60% chia sẻ rằng họ “không dám từ chối vì sợ ảnh hưởng hình ảnh chuyên nghiệp”. Tâm lý này không chỉ tồn tại ở cá nhân, mà còn bắt nguồn từ chính những kỳ vọng sai lệch trong môi trường làm việc. Về mặt tâm lý học, có ít nhất ba cơ chế khiến những người giỏi càng dễ bị "vắt kiệt".
Thứ nhất, hiệu ứng “Biện minh quá mức”: ban đầu bạn làm tốt vì yêu thích công việc, nhưng khi nỗ lực ấy liên tục bị “thưởng” bằng… việc nặng hơn thay vì được công nhận, bạn dần mất động lực.
Thứ hai, cơ chế Biện minh cho nỗ lực: bạn tự an ủi rằng “mình cố thêm một chút, chắc chắn sếp sẽ ghi nhận”, nhưng thực tế thì người giỏi thường bị xem là người “luôn có thể làm thêm một chút nữa”.
Và thứ ba, quản lý đôi khi nghĩ rằng chỉ cần trả lương là nhân viên sẽ tự động cống hiến, mà quên rằng mỗi người có giới hạn sức lực và cảm xúc riêng. Nhân viên giỏi không phải là người không biết mệt – họ chỉ là người ít than phiền. Nhưng chính vì vậy, họ lại dễ bị hiểu lầm là “chịu được”.
Những dấu hiệu của hội chứng này hiện lên rất rõ: bạn liên tục được giao việc khẩn cấp, không rõ ràng, không ai muốn làm; bạn không được hỏi ý kiến mà việc tự động đổ lên đầu chỉ vì “chắc chắn bạn làm được”; bạn không được tăng lương hay thăng chức, nhưng lại nhận được “lời khen” và… nhiều việc hơn; bạn phải gồng mình mỗi ngày, nhưng không dám từ chối vì sợ bị đánh giá là thiếu trách nhiệm.
Vậy làm sao để thoát khỏi chiếc bẫy này mà vẫn giữ được sự chuyên nghiệp?
Trước hết, hãy phân biệt giữa hỗ trợ và bị lợi dụng – nếu lần nào cũng là bạn được gọi, có lẽ đã đến lúc đặt câu hỏi.
Thứ hai, học cách đặt ranh giới rõ ràng: từ chối một cách lịch sự nhưng kiên quyết không phải là thiếu trách nhiệm, mà là biết bảo vệ chính mình.
Thứ ba, ghi lại và báo cáo khối lượng công việc thường xuyên – đừng để sự im lặng khiến người khác tưởng bạn đang “rảnh”.
Cuối cùng, chủ động đề xuất hình thức ghi nhận phù hợp – có thể là phân công lại nhiệm vụ, cơ hội phát triển chuyên môn, hoặc một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Đừng để bản thân phải “làm mãi mà không đổi gì”. Trong một xã hội làm việc căng thẳng như Hàn Quốc – nơi theo OECD, người lao động làm việc trung bình tới 1901 giờ mỗi năm (cao hơn nhiều so với các nước châu Âu), thì việc bị kiệt sức vì quá giỏi không còn là câu chuyện cá nhân, mà là vấn đề văn hóa cần thay đổi.
Làm tốt là một giá trị đáng trân trọng – nhưng nếu việc đó khiến bạn kiệt sức, mệt mỏi, và ngày càng xa rời động lực ban đầu, thì đã đến lúc bạn cần dừng lại một chút và hỏi: "Tôi có đang thật sự sống và phát triển, hay chỉ đang giỏi chịu đựng?" Bạn đã từng bị giao việc “không tên” chỉ vì mình làm giỏi chưa? Nếu có, bạn không cô đơn – và bạn xứng đáng được công nhận đúng cách, không chỉ bằng lời khen suông.
Bình luận 0

Phát triển bản thân
Gửi quá trời hồ sơ xin việc 이력서 mà chẳng thấy hồi âm? Đừng lo, mình đã từng như bạn!

2025 rồi, muốn tự do bạn phải biết bán hàng

Trình độ và thái độ quyết định thế nào ?

Đừng cố gắng tốt hơn mỗi ngày: Vì sao đôi khi chúng ta cần dừng lại?"

7 Cách Để Trông Chuyên Nghiệp Hơn Ngay Lập Tức

5 Quy Tắc Font Chữ Giúp Nội Dung Thu Hút Hơn và Giữ Chân Người Đọc

Nói chuyện như Jobs – Bậc thầy sân khấu thuyết trình

Phản ứng căng thẳng đang cản trở tiềm năng của bạn - 12 câu nói sau đây để lấy lại quyền kiểm soát

Hướng dẫn tìm việc làm tại Hàn Quốc - Phỏng vấn từ Job Fair 2024

Sắp 2025 rồi, muốn giữ việc đừng lạm dụng AI nữa...

5 Cách nâng cao giá trị bản thân dựa trên lý thuyết về sự khan hiếm

Cách Netflix nâng tầm trải nghiệm nhập vai cho khán giả

NHÂN VIÊN LỠ “BẬT” MÌNH, GIỜ TA “GHIM” HAY “GHÌM”?

"Sinh viên mới ra trường không nên đòi lương cao"

Định hướng nghề nghiệp...
