Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Phân biệt Business management và Business Administration
Hiện nay, nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa giữa Business management và Business Administration. Để phân biệt được hai khái niệm này, đầu tiên bạn cần hiểu rõ Business Management là gì. Có thể hiểu đơn giản, Business Management là công việc quản lý kinh doanh của một công ty bao gồm các hoạt động như: giám sát các hoạt động, phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến độ của các dự án.
Để phân biệt Business management và Business Administration, bạn theo dõi bảng thông tin dưới đây
Tiêu chí so sánh | Business management(Quản lý kinh doanh) | Business Administration(Quản trị kinh doanh) |
Góc nhìn | Nhìn một cách bao quát các vấn đề diễn ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Nhìn vào chi tiết, những khía cạnh nhỏ của các hoạt động kinh doanh và kế hoạch hằng ngày của doanh nghiệp |
Chương trình đào tạo | Quản lý dự án, quản lý đội ngũ hậu cần, quản lý nhân sự,… | Kế toán, Định lượng và phân tích thị trường, Đàm phán trong kinh doanh, Luật doanh nghiệp, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô,… |
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp | Quản lý hoạt động kinh doanhChuyên viên phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpQuản lý và tổng hợp báo cáo tài chính | Kế toán trưởngChuyên viên phân tích kinh doanhNhân viên tiếp thịQuản trị nguồn nhân lực |
Yêu cầu về kỹ năng | Truyền cảm hứngQuan sát và đưa ra tầm nhìn rộngTư duy sáng tạoLối suy nghĩ linh hoạt | Lên chiến lượcTổ chứcTư duy phân tích nhạy bénThích nghi với môi trường làm việc nhanhXử lý vấn đề tốtLên kế hoạch rõ ràng chi tiết |
Phân nhánh Business Administration
Business Administration là tên gọi chung của ngành quản trị kinh doanh. Trong Business Administration sẽ được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ như: quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh thương mại, quản trị kinh doanh quốc tế.
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Quản trị kinh doanh tổng hợp là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất và quản lý tiếp thị.
Khi theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp ở các cơ sở đào tạo, bạn sẽ được học các kiến thức tổng hợp về lĩnh vực kinh doanh để có góc nhìn toàn diện với ngành kinh doanh. Sau khi ra trường, bạn có cơ hội làm việc tại các vị trí liên quan đến giám sát, quản lý các hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.
Trong quản trị kinh doanh tổng hợp, người quản lý cần có khả năng phân tích và đưa ra quyết định dựa trên những thông tin cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp, thị trường, kinh tế và các yếu tố khác liên quan.
Các kỹ năng liên quan đến vị trí công việc này bao gồm:
. Quản lý tài chính: lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, phân tích tài chính và quản lý rủi ro tài chính.
. Quản lý nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản lý nhân viên.
. Quản lý sản xuất: việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý chi phí sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.
. Quản lý tiếp thị: nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, lập kế hoạch tiếp thị và quản lý chiến lược tiếp thị.
Để thành công trong công tác quản trị kinh doanh tổng hợp, bạn cần có sự linh hoạt, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kiến thức chuyên sâu về ngành kinh doanh của mình và nắm vững các xu hướng cũng như thay đổi của thị trường.
Quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế là việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế. Đây là vị trí công việc khá mới nhưng có độ phủ sóng mạnh mẽ, được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm ngành nghề tương lai. Quản trị kinh doanh quốc tế bao gồm việc phát triển và thực hiện chiến lược quốc tế, nắm bắt cơ hội thị trường quốc tế, quản lý rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác để đạt được lợi nhuận và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng quản trị kinh doanh quốc tế, điều này đã mở ra cơ hội việc làm lớn cho các ứng viên.
Yêu cầu của người làm quản trị kinh doanh quốc tế khá “khó nhằn”:
. Có khả năng nghiên cứu thị trường quốc tế, đánh giá cạnh tranh, phát triển chiến lược kinh doanh quốc tế và quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế.
. Hiểu rõ các quy định, chính sách và pháp luật liên quan đến thị trường quốc tế, đặc biệt là các yếu tố văn hóa khác nhau giữa các quốc gia.
. Khả năng tư duy toàn cầu, tự tin và trách nhiệm.
. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.
. Khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp.
. Khả năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm đa dạng văn hóa.
Quản trị kinh doanh thương mại
Quản trị kinh doanh thương mại là việc quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, bao gồm: nhập – xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ, phân tích tài chính. Quản trị kinh doanh thương mại được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: bán lẻ, bán buôn, thương mại điện tử và thương mại quốc tế.
Người làm quản trị kinh doanh thương mại cần đáp ứng các yêu cầu sau:
. Phân tích thị trường, nghiên cứu và đánh giá sản phẩm và dịch vụ.
. Lập kế hoạch marketing
. Quản lý kho hàng, quản lý doanh số bán hàng, quản lý tài chính, quản lý chi phí và quản lý rủi ro.
. Khả năng sáng tạo, tư duy chiến lược.
. Khả năng tính toán và quản lý tài chính.
. Kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt.
. Hiểu biết sâu rộng về ngành kinh doanh của mình.
. Nắm bắt các xu hướng và thay đổi trong thị trường.
Mô tả công việc của Business Administration
Sau khi tìm hiểu về phân nhánh quản trị kinh doanh, bạn đã nắm được công việc của Business Administration là gì chưa? Công việc chính của Business Administration là quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Các nhiệm vụ cụ thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung các công việc phổ biến của
Business Administration bao gồm:
. Lập kế hoạch kinh doanh: Business Administration cần nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa ra các dự đoán, lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
. Quản lý tài chính: Business Administration cần quản lý các khoản chi phí, tiền lương, thu nhập và tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và có lợi nhuận.
. Quản lý nhân sự: Business Administration phối hợp với bộ phận HR thực hiện tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên, đảm bảo mọi nhân sự làm việc hiệu quả và đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
. Quản lý sản phẩm và dịch vụ: Business Administration cần đảm bảo sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
. Quản lý quan hệ khách hàng: Business Administration cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ, đồng thời phát triển mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
. Nghiên cứu và phát triển: Business Administration là người tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
. Quản lý rủi ro: Business Administration cần đưa ra các chiến lược để quản lý rủi ro và giảm thiểu các tổn thất liên quan đến các hoạt động kinh doanh.
. Đưa ra quyết định kinh doanh: Business Administration là người đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt mục tiêu và có lợi nhuận.
6 kỹ năng và tố chất nhân sự ngành Business Administration
Để theo nghề, ngoài tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh (Business Administration major) tại các trường đại học, nắm rõ Business Administration là gì, bạn cần sở hữu và rèn luyện cho mình những kỹ năng dưới đây.
1. Đam mê kinh doanh
Bất kỳ vị trí nào trong ngành Business Administration cũng cần đến niềm đam mê kinh doanh. Niềm đam mê nằm ở sự kiên trì, bền chí và dám đương đầu với mọi thử thách, gian nan. Vì thế, dù ở bất kỳ vị trí công việc nào bạn cũng cần tự biết cách lên kế hoạch và phân tích hoạt động kinh doanh.
2. Sự tháo vát và linh hoạt cao
Kinh doanh là ngành nghề đòi hỏi sự xông xáo và linh hoạt để ứng biến kịp thời và đưa ra những cách giải quyết hợp lý cho các tình huống phát sinh bất ngờ.
3. Tư duy nhạy bén
Nền kinh tế luôn chuyển động và thay đổi liên tục, nếu không nhạy bén và linh hoạt, doanh nghiệp của bạn sẽ bị tụt lại phía sau.
Vì thế, nhân sự ngành Business Administration cần có tư duy nhạy bén và linh hoạt, nhanh chóng thích nghi và thay đổi các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của thị trường.
4. Giỏi tính toán
Kinh doanh là lĩnh vực luôn gắn liền với các con số và phép tính. Bạn sẽ phải nghiên cứu và tiếp xúc với báo cáo tài chính, thống kê thu chi, tính toán số lượng hàng hóa hằng ngày. Vì thế, người làm Business Administration cần giỏi tính toán, cẩn thận và đo lường hiệu quả các chiến lược để hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru hơn.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Business Administration phải có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin, ý tưởng đến mọi người sao cho ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp các nhân sự tương tác với khách hàng, đối tác và nhân viên khác hiệu quả hơn.
6. Kỹ năng làm việc nhóm
Business Administration phải có khả năng làm việc nhóm tốt để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc với từng cá nhân, tập thể, qua đó kết nối mọi người với nhau, góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc tăng cao hơn.
* Nguồn : https://www.vietnamworks.com/hrinsider/business-administration-la-gi.html
Bình luận 1
Đây là ngành học khá đại trà, nhưng lại nhiều nguồn việc, và một mặt trái là cũng nhiều người cạnh tranh, vì nhiều người học quá mà!

Phát triển bản thân
Nguy cơ của "Văn hoa" trong Soạn thảo Hợp đồng: Bài học từ Thực tiễn
M
Ocap
Lượt xem
138
Thích 0
2024.12.10

NĂM 2025 ĐƯỢC DỰ BÁO LÀ THỜI ĐIỂM AI THAY THẾ NHIỀU CÔNG VIỆC TOÀN THỜI GIAN: TÌM HIỂU 10 KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP KHÔNG THỂ THIẾU TRONG TƯƠNG LAI
M
Ocap
Lượt xem
121
Thích 0
2024.12.09

Nộp hồ sơ xin việc : 98% CV rớt từ vòng gửi xe!
M
Ocap
Lượt xem
213
Thích 0
2024.11.29

Phỏng vấn xin việc : hỏi vớ vẩn, tọc mạch cá nhân, đánh giá phiến diện, thiếu thông cảm?
M
Ocap
Lượt xem
156
Thích 0
2024.11.29

Con gái có nên học ngành công nghệ thông tin tại Hàn Quốc không?
M
Ocap
Lượt xem
145
Thích 0
2024.11.26

Làm việc với người không hợp cạ? 3 Nguyên tắc để “mưa thuận gió hoà”
M
Ocap
Lượt xem
159
Thích 1
2024.11.25

MÀU SẮC CHO THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN - CHỌN SAO CHO ĐÚNG? 🎨
M
Ocap
Lượt xem
134
Thích 0
2024.11.11

ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG VỚI FREELANCER?
M
Ocap
Lượt xem
125
Thích 0
2024.11.11

5 Tình huống "quá khiêm tốn" làm bạn tiêu tốn cơ hội
M
Ocap
Lượt xem
150
Thích 0
2024.11.04

Tạo lòng tin => kêu gọi đầu tư => cho sập hệ thống => gom tiền rồi giải tán...
M
Ocap
Lượt xem
116
Thích 0
2024.11.04

Hòa nhập ở nơi làm việc như thế nào?
M
Ocap
Lượt xem
131
Thích 0
2024.11.01

3 KỸ NĂNG MÀ MÌNH ƯỚC CÓ AI NÓI CHO MÌNH KHI CÒN LÀ SINH VIÊN
M
Ocap
Lượt xem
125
Thích 0
2024.10.31

1 TIP nho nhỏ để "bắt mạch" chế độ cty có tốt không?
M
Ocap
Lượt xem
136
Thích 0
2024.10.29

3 Ứng Dụng Quản Lý Công Việc Tốt Nhất (theo đánh giá của NY Times)
M
Ocap
Lượt xem
138
Thích 0
2024.10.28

TUYỂN SINH KHÓA HỌC NÂNG CAO KỸ NĂNG BARISTA (Trung tâm Phúc lợi Người nước ngoài Suwon)
M
Ocap
Lượt xem
134
Thích 0
2024.10.24
