Xuất khẩu “K-Food+” trong nửa đầu năm 2024 vượt ngưỡng 6 tỷ USD

Trong khi xuất khẩu thực phẩm nông sản có dấu hiệu tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu “K-Food Plus” (K-Food+) trong cùng thời gian lần đầu tiên vượt ngưỡng 6 tỷ USD.
Hôm thứ Tư, ngày 3/7 vừa qua, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu K-Food+ đã đạt 6,21 tỷ USD vào nửa đầu năm 2024, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu thực phẩm nông sản tăng 6,7% lên 4,77 tỷ USD.
“K-Food+” là một thuật ngữ do MAFRA đưa ra nhằm đưa thực phẩm nông sản và tất cả các ngành công nghiệp liên quan trở thành lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của đất nước. Cụ thể, nó bao gồm các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn liên quan đến thực phẩm nông sản, trang trại thông minh, thiết bị nông nghiệp và thức ăn cho vật nuôi.
Trong đó, mì tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với trị giá 590 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu các loại mì tôm sang Mỹ và Trung Quốc tính đến cuối tháng 6 năm nay vượt mốc 100 triệu USD, và xuất khẩu sang các quốc gia Châu Âu trong cùng thời gian lần đầu tiên đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu thực phẩm chế biến từ gạo như Gimbap (cơm cuộn lá rong biển khô), cơm chiên, Tteokbokki (bánh gạo cay) hay Makgeolli (rượu gạo) tăng 41,4% ghi nhận 137 triệu USD. Theo phân tích của MAFRA, điều này là nhờ xu hướng ưa thích thực phẩm lành mạnh và tiện lợi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Ông Kwon Jae-han, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đổi mới Nông nghiệp thuộc MAFRA, đã cho biết: “Trong nửa cuối năm nay, chúng tôi sẽ tích cực giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải, hỗ trợ họ tham gia các hội chợ triển lãm, mở đường cho các thị trường mới và mở rộng hợp tác liên bộ nhằm các doanh nghiệp mang lại kết quả đáng kể”.
[email protected]
Bình luận 0

Tin tức
Không chỉ là các bà mẹ, các bà vợ: Cuộc đấu tranh hàng ngày của phụ nữ Hàn Quốc để tìm kiếm bản sắc

Triển lãm tại New York: Khám phá thủ công và ẩm thực Hàn Quốc

Phần lớn các trường đại học tăng học phí năm 2025 khi chính phủ tìm cách hỗ trợ sinh viên nhiều hơn.

Các startup Hàn Quốc thu hút sự chú ý với ý tưởng và sản phẩm sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi các nhóm bác sĩ nối lại đàm phán với chính phủ.

KakaoTalk dẫn đầu về mức độ sử dụng mạng xã hội tại Hàn Quốc, tiếp theo là YouTube và Instagram.

Người Việt chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng người nước ngoài tại Busan

Việt Nam vươn lên top điểm đến golf hàng đầu, chiếm 12% tour du lịch golf từ Hàn Quốc

51.7% người Hàn Quốc hài lòng với cuộc sống, nhưng ít thỏa mãn nhất với tài chính

Sangha Farm nhận chứng nhận phát thải carbon thấp từ Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn

Béo phì gầy với mỡ nội tạng tích tụ: Hãy thay đổi chế độ ăn uống như thế này!

Nihonshu Korea: "Nếu chỉ có sô cô la là chưa đủ, hãy thử kết hợp với Sawanomoto!"

Những công việc bán thời gian nào đang thu hút giới trẻ Hàn Quốc? Câu trả lời không phải là quán cà phê

Giải mã sự thống trị của Starbucks Hàn Quốc trong 2 phút.

Hàn Quốc soạn thảo 'Luật Kim Ha-neul' để giám sát sức khỏe tâm thần của giáo viên.
